Bí ẩn bộ lạc không thèm giao tiếp với thế giới hơn 60.000 năm, cứ thấy người lạ tới gần là vác cung ra bắn chết
Những hình ảnh tuyệt đẹp về bộ lạc biệt lập nhất thế giới / Những bộ lạc cổ đại đã sống sót qua thử thách của thời gian
Thuộc quần đảo Andaman và Nicobar, vịnh Bengal, Bắc Sentinel có vị trí nằm ngoài các tuyến đường vận chuyển chính và bao quanh bởi một rạn san hô nông. Nơi đây được mệnh danh là hòn đảo tử thần bởi bất cứ ai xâm nhập vùng đất này đều có thể nhận về cái chết.
Được biết, người bản địa gọi bộ tộc này là Sentinel, là một nhánh của tộc người Andaman. Sentinel là một trong những bộ tộc bí ẩn nhất thế giới, bởi thái độ thù địch và cắt đứt mọi liên hệ với thế giới bên ngoài. Họ sẽ chào đón các vị khách từ xã hội hiện đại bằng những mũi tên, và sẵn sàng sát hại bất kỳ ai đặt chân lên hòn đảo.
Vạn sự khởi đầu vào mùa hè năm 1867, con tàu buôn từ Ấn Độ mang tên Nineveh gặp nạn, phải dạt vào khu vực rạn san hô gần đảo Bắc Sentinel. Tổng cộng 86 hành khách và 20 thủy thủ đã bơi vào bờ an toàn.
Hòn đảo Sentinel tại Ấn Độ
Nhưng họ chỉ an toàn được 2 ngày đầu. Theo lời kể của các nạn nhân thì đến ngày thứ 3, tộc Sentinel đã xuất hiện và tấn công tất cả mọi người.
"Họ chẳng mặc gì, tóc cắt ngắn, mũi bôi màu đỏ, và tất cả há miệng phát ra âm thanh nghe rất lạ. Các mũi tên của họ đều được bọc sắt" - trích lời thuyền trưởng tàu Nineveh.
Đội thủy thủ chống trả lại thổ dân bằng gậy và gạch đá. Không rõ thương vong là bao nhiêu, chỉ biết rằng nhóm người này đã được cứu thoát nhờ Hải quân Hoàng gia Anh.
Những người dân ở đây vô cùng hiếu chiến và không chấp nhận khách lạ
Năm 1880, đoàn thám hiểm từ Anh, do M.V. Portman dẫn đầu, đã bắt cóc 6 người bản địa của hòn đảo, sau đó thả về những người bị ốm kèm theo quà tặng. Nếu không có cuộc gặp gỡ này, thế giới sẽ không hề biết đến tộc người Sentinel.
Portman đưa cả 6 người về Port Blair (Ấn Độ). Nhưng rất sớm thôi, ông nhận ra sai lầm của mình. 2 bô lão Sentinel nhanh chóng qua đời vì bệnh tật, do hệ miễn dịch của họ đã không được cải thiện qua nhiều thế hệ. Còn 4 đứa trẻ, chúng được trả về đảo cùng một vài món quà - ít nhất là theo ghi nhận từ lịch trình của Portman.
Sau này, Portman phải thừa nhận rằng ông đã rất hối hận vì đến làm phiền cư dân hòn đảo này.
"Việc liên hệ với người ngoài chẳng có ích gì ngoài việc làm hại họ, và đây là điều tôi hối hận nhất, vì những gì mình làm có thể khiến họ tuyệt chủng" - Portman chia sẻ với Hội Địa lý Hoàng gia London.
Được biết, người dân trên đảo sẽ tấn công bất kỳ ai tới gần hòn đảo
Cư dân nơi đây sống trong các túp lều xây dựng đối diện nhau, bên ngoài là những ngọn lửa được chăm sóc cẩn thận. Họ chế tạo những chiếc xuồng nhỏ, hẹp để đánh bắt gần bờ, khu vực phía trong rạn san hô.
Dân trên đảo vẫn sống bằng cách săn bắn, hái lượm như người cổ xưa từ khoảng 10.000 năm trước. Có rất ít hình ảnh về bộ lạc này, chủ yếu là hình chụp từ trên cao hoặc ngoài khơi do họ luôn quyết liệt chống trả khi có người cố gắng tiếp cận, từ các nhà thám hiểm châu Âu thời thuộc địa đến lực lượng bảo vệ bờ biển Ấn Độ. Người dân ở đây "đón" khách đến thăm hay những nạn nhân của các vụ đắm tàu, máy bay rơi bằng cung tên và mũi lao.
Được biết, từ năm 1967 cho tới nay, các đoàn làm phim tài liệu cũng như chính phủ Ấn Độ đã nỗ lực tiếp cận hòn đảo để điều tra. Nhưng những gì họ nhận lại chỉ là... mưa tên do thổ dân bắn trả.
Tuy nhiên, theo New York Times, không phải người lạ nào cũng bị đe dọa đến tính mạng khi tiếp xúc với người Sentinel. Điển hình là cuộc gặp gỡ diễn ra vào năm 1991, dưới sự chỉ đạo của nhà nghiên cứu Trilokinath Pandit - người đứng đầu Trung tâm Khảo sát Nhân chủng học Ấn Độ tại khu vực quần đảo Andaman và Nicobar.
Ông này đã cố gắng thả những món quà là dừa và chuối xuống biển với hy vọng người dân trên đảo sẽ chấp nhận nó. Và họ chạy ra để lấy những món đồ này, thậm chí còn bắt tay với đoàn thám hiểm.
Hình ảnh người dân trên đảo đón nhận món quà trong sự hòa bình lần đầu tiên
Tới nay, đây là cuộc gặp gỡ hòa bình duy nhất. Năm 1997, khi một đoàn khách lạ khác tìm cách tiếp cận đảo, họ đã nhận một màn mưa tên. Năm 2006, hai ngư dân đã bị người Sentinel giết và treo xác lên cọc gỗ sau khi họ đi thuyền quá gần bờ để đánh bắt cá trái phép.
Mới đây, nhà truyền giáo Tin Lành John Allen Chau, 27 tuổi, người Mỹ, là người có đầu óc phiêu lưu. Ngày 17/11/2018, anh thuê các ngư dân chở đến đảo North Sentinel trên Ấn Độ Dương (quần đảo Andaman thuộc Ấn Độ).
Hình ảnh John Allen Chau
Vừa đặt chân lên đảo, anh đã bị các thổ dân bộ tộc Sentinel bao vây và bắn tên giết chết. Họ cột dây vào thi thể nạn nhân kéo vào rừng, sau đó mang thi thể ra phơi trên bãi biển.
Do việc tiếp cận địa điểm này vẫn còn rất nguy hiểm, chính phủ Ấn Độ thường không khuyến khích người dân tự ý đến đây.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'