Bí ẩn bộ lạc “săn đầu người” cuối cùng của Ấn Độ
Kỳ lạ: Cá đực ấp 400 quả trứng trong miệng / Thợ săn kho báu nộp 500 đồng vàng trị giá 58 tỷ đồng vì lý do bất ngờ
Lúc Phejin Konyak còn nhỏ, cô hay ngồi vào lòng ông nội ngay trước bếp lò rừng rực cháy, trên bếp là một nồi nước chè đang sôi sùng sục. Ông nội nhẩn nha kể những mẩu chuyện dân gian. Phejin chìm vào những câu chuyện của ông nội, nhưng ấn tượng nhất của cô lại là những hình xăm đen khắc họa quanh đôi mắt, mũi, môi trên và cằm của người ông.
Cổ, ngực và toàn thân ông nội của Phejin đều bao phủ bởi những hình học và hoa văn tinh xảo. Lúc đi học nội trú, Phejin bắt đầu nhận thức được ý nghĩa các hình xăm trên cơ thể của ông nội cùng những hình xăm chi chít trên người cánh đàn ông chiến binh trong bộ lạc. Chúng thật sự rất ấn tượng.
Tiếng nói của hình xăm
Và bây giờ Phejin Konyak đã viết nên cuốn sách “Bộ lạc săn đầu người xăm mình cuối cùng”. Cuốn sách miêu tả chi tiết các truyền thống xăm mình cùng những nghi lễ săn đầu người ám ảnh của các bậc tổ tiên. Cô Phejin đã cộng tác với nhiếp ảnh gia Peter Bos nhằm khám phá những cách thức đổi thay về đời sống và văn hóa của thị tộc chiến binh kiêu hùng này. Người Konyak là một bộ lạc cổ xưa, sinh sống trong hơn 120 ngôi làng ở bang Nagaland (Đông Bắc của Ấn Độ) giáp với biên giới Myanmar.
Người trẻ Konyak hân hoan trong lễ hội, họ thích vẽ cơ thể hơn xăm mình. |
Bộ lạc này khá hiếu chiến, họ tin rằng không cách gì hay hơn để giải quyết các tranh chấp bằng “săn đầu người” – chặt cụt thủ cấp kẻ thù. Họ cũng săn thủ cấp các loài động vật như bò, lợn rừng và khỉ.
Cô Phejin kể: "Suốt hàng trăm năm qua, bộ lạc của chúng tôi hoàn toàn cô lập với thế giới bên ngoài, ngay cả đại bộ phận Ấn Độ cũng không hay biết về chúng tôi”.
Khi Phejin viếng thăm Bảo tàng quốc gia Kolkata vào tháng 8 năm 2014, cô nhận ra rằng có rất nhiều di sản lịch sử văn hóa của Ấn Độ được trưng bày, nhưng lại rất hiếm hoi thông tin về người bộ lạc Konyak hiển thị ở đó. Theo cô Phejin, một trong các lý do chính là người Ấn rất sợ hãi khi đi vào lãnh địa của những chiến binh không biết sợ. Cô Phejin giải thích: “Nó khiến tôi nghĩ rằng ngay bên trong lãnh thổ Ấn Độ thôi, danh tính của người Konyak không được biết nhiều nhặn cho lắm. Tôi biết rằng tiếng nói của chúng tôi cần phải có nhiều người nghe”.
Người Konyak tin rằng họ từng là những chiến binh kiêu hùng và sọ người do họ “săn” được có chứa một sức mạnh tâm linh huyền diệu. Họ cho rằng trong thủ cấp có chứa Yaha hay linh hồn trú ngụ. Một chiến binh Konyak tin rằng nếu anh ta có thể cầm trong tay một thủ cấp thì nó sẽ mang lại điềm lành cho cả bộ lạc.
Và đó cũng chính là nơi khởi nguồn của phong tục xăm mình. Người chiến binh lấy được thủ cấp của kẻ thù thì cổ anh ta sẽ được trang điểm bằng một hình xăm như một biểu tượng của lòng kiêu hãnh. Nhưng nếu anh ta chỉ là một thành viên trong nhóm săn bắn lớn và không thực sự lấy thủ cấp của kẻ thù, thì anh ta sẽ được xăm hình xăm lên khuôn mặt. Thợ xăm hình sẽ sử dụng những cái kim làm bằng thân cây mây để chế tác các hình xăm lên cơ thể, bằng cách sử dụng nhựa cây Kong để làm ra mực xăm (vì nó có màu đen).
Ngoài các hình xăm liên quan đến “săn thủ cấp” dành cho nam giới, thì còn có các dạng hoa văn khác cho thấy họ là thành viên của bộ lạc và tượng trưng cho lòng dũng cảm, vị thế xã hội và các thành tựu mà cá nhân đạt được.
Cô Phejin giải thích: “Với phụ nữ và trẻ em gái, các hình xăm khắc họa một sự chuyển tiếp trong cuộc đời của họ từ giai đoạn này sang giai đoạn khác”. Phụ nữ cũng có những hình xăm đặc biệt nhằm khẳng định các thành tựu của họ đối với các thành viên nam giới trong gia đình. Thế rồi tình hình bắt đầu thay đổi.
Vào năm 1935, người Anh ban hành lệnh cấm “săn đầu người” (mặc dù hủ tục này vẫn tiếp diễn đến thập niên 1970). Ngày hôm nay, các thế hệ trẻ người Konyak mặc trang phục truyền thống của bộ lạc trong những dịp lễ hội, nhưng thay vì trải qua một thủ tục xăm mình với vô vàn đau đớn, thì họ sẽ chỉ cần vẽ lên mặt mình mà thôi.
Những chiến binh cuối cùng
Vào tháng 3 năm 2015, cô Phejin gặp gỡ Peter Bos, một nhiếp ảnh gia chuyên chụp ảnh chân dung khoảng 46 tuổi, người Hà Lan. Phejin đề nghị Bos giúp cô làm thành một cuốn sách, và ông đã sẵn lòng đồng ý. Bộ đôi đã đầu tư khoản tiền tiết kiệm của họ để trang trải cho hoạt động nghiên cứu.
Nhiếp ảnh gia Peter Bos cho biết: “Đó là một dự án rất hấp dẫn. Tôi luôn trăn trở vì sẽ là người cuối cùng để làm một bộ sách ảnh tư liệu về người Konyak. Tôi chụp bức ảnh về một cụ ông ốm yếu đứng bên ngoài túp lều tre, tay ông cầm một cái túi chứa sọ khỉ. Trở về nhà, tôi in bức ảnh và gửi nó cho gia đình ông cụ. Vào thời điểm gia đình họ nhận bức ảnh thì cụ ông đã tắt hơi”. Cô Phejin và nhiếp ảnh gia Bos đã cùng đi thực tế vào những cánh rừng già chứa đầy vắt và mưa trút xối xả khi tiếp cận các đề tài ở những ngôi làng hẻo lánh.
Tháng 4 năm 2015, họ chụp hình ảnh một chiến binh với hình xăm trên cổ. Cụ ông 75 tuổi Chingham Chatrahpa sống ở làng Chen Loishu, một khu vực hẻo lánh ở huyện Mon. Nhiếp ảnh gia Peter Bos nói: “Chiếc xe tải không thể đi lại được do đường sá xấu quá, mưa nặng hạt. Chúng tôi thuê một chiếc xe 4 bánh để đi lại, nhưng phần cuối cùng phải đi bộ tới 5 dặm đường”.
Lần đầu tiên gặp cụ ông Chatrahpa, cụ từ chối người lạ chụp ảnh. Nhiếp ảnh gia Bos nói: “Cuối cùng, chúng tôi cũng chụp ảnh về cụ, may mắn đó có thể là nhờ có cô Phejin Konyak đồng hành. Bức ảnh về cụ ông được đưa lên trang bìa của tập sách ảnh”.
Một số bức ảnh trong cuốn sách cho thấy thời gian đã ảnh hưởng lớn đến bộ lạc người Konyak. Có một bức ảnh chụp một chiến binh cao niên đang bế đứa cháu nội bên ngoài ngôi nhà dài của họ. Đứa trẻ đang bận bộ đồ Tây phương. Chính hình ảnh này đã đập vào mắt nhiếp ảnh gia Bos.
Một hình ảnh lấp lánh khác là cụ ông Pennga, 82 tuổi, sinh sống ở ngôi làng Hunphoi. Những hình xăm trên ngực ông tương phản với y phục phương Tây mà ông đang mặc. Nhiếp ảnh gia Bos chốt lời: “Cụ ông cho tôi thấy một sự tự tin”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ
Quốc gia dự trữ vàng nhiều nhất thế giới: Gấp 4 lần Trung Quốc, 3 nước châu Âu cộng lại cũng không bằng