Bí ẩn bức tượng người đàn ông khổng lồ cầm 'của quý'
Thấy tử tù sắp bị chém đầu, Chu Nguyên Chương hỏi tên và thân thế, sau đó ra lệnh: 'Lập tức thả người!' / 2 chuyện lạ xảy ra trước năm Tần Thủy Hoàng băng hà: Là sự trùng hợp hay tiên đoán về cái chết của Hoàng đế?
Tác phẩm điêu khắc này vừa được tìm thấy ở Karahan Tepe. Những tác phẩm điêu khắc mới được tìm thấy có niên đại khoảng 11.000 năm tuổi. (Ảnh: Cơ quan / Cộng tác viên Anadolu qua Getty Images) |
Bức tượng lợn rừng được chạm khắc từ đá vôi được tìm thấy ở Gobekli Tepe và có niên đại khoảng 8700- 8.200 năm trước Công nguyên. Viện Khảo cổ Đức cho biết, bức tượng này dài1,4 m và cao 0,7 m. Các nhà khảo cổ đã phát hiện các sắc tố đỏ, đen và trắng trên bề mặt của nó, cho thấy tác phẩm điêu khắc đã từng được sơn màu sắc.
Các nhà khảo cổ đã khai quật được tác phẩm điêu khắc lớn về manat tại Karahan Tepe, cách Gobekli Tepe khoảng 35 km.
Theo một tuyên bố từ Bộ văn hóa và du lịch Thổ Nhĩ Kỳ, bức tượng mô tả một người đàn ông cao 2,3 m với xương sườn, xương sống và vai rõ nét cho thấy người này đã chết.
Benjamin Arbuckle, giáo sư nhân chủng học tại Đại học Bắc Carolina, Mỹ, cho biết: “Những khám phá này là những phát hiện ngoạn mục mới nhất đang làm thay đổi hiểu biết của chúng ta về các cộng đồng tiền nông nghiệp".
Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy một tác phẩm điêu khắc nhỏ về một con kền kền gần Karahan Tepe. Mặc dù các nhà khảo cổ không cho biết tuổi của những bức tượng mới được tìm thấy ở Karahan Tepe, nhưng địa điểm này có niên đại khoảng 11.000 năm tuổi và chứa đựng các tác phẩm điêu khắc cổ đại.
Các nhà khảo cổ từng nghĩ rằng, các cộng đồng săn bắn hái lượm ở Tây Nam Á khoảng 11.000 năm trước tương đối đơn giản, quy mô nhỏ và theo chủ nghĩa quân bình. Tuy nhiên, những khám phá tại Gobekli Tepe và Karahan Tepe trong 30 năm qua đã bác bỏ quan niệm này.
Gobekli Tepe là một địa điểm cự thạch rộng lớn có nhiều cột hình chữ T và tác phẩm điêu khắc tinh xảo mô tả động vật, biểu tượng trừu tượng và bàn tay con người. Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO), địa điểm này có thể đã được sử dụng trong các nghi lễ tang lễ. Sự hiện diện của một khu phức hợp đồ sộ và phức tạp này cho thấy các cộng đồng săn bắn hái lượm trong khu vực được tổ chức theo kiểu mà họ xây dựng những công trình kiến trúc vĩ đại.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, việc nhân vật ôm chặt dương vật của mình phù hợp với cách giải thích cho rằng người này là tổ tiên của một nhóm xã hội, chẳng hạn như dòng dõi hoặc thị tộc.
Các công trình kiến trúc ở Karahan Tepe và Gobekli Tepe có thể đã được sử dụng làm nhà ở thay vì đền thờ.
- Video: Cụ bà dẫn cá trê đi dạo trên đường phố. Nguồn: Người lao động/Newsflare.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'