Bí ẩn căn cứ hải quân "khủng" thời cổ đại
Bí ẩn những quái vật ký sinh ăn thịt người rùng rợn / Lời nguyền xác ướp khiến con người khiếp sợ thế nào?
Hình ảnh về căn cứ hải quân cách đây 2.500 năm của Hy Lạp.
Các nhà khảo cổ học đã dành hơn 1 thập kỷ ngụp lặn dưới nước để đào xới, tìm kiếm và họ từng tìm thấy mảnh vỡ của cái được gọi là “âu thuyền”, nơi làm chỗ trú, bảo vệ các thuyền chiến. Nhà khảo cổ học Bjørn Lovén tại Đại học Copenhagen nhận định rằng đây là một phần của công trình khổng lồ và vững chãi thuộc hải quân Hy Lạp cổ đại hiện nằm dưới cảng Mounichia.
Lovén đã tham gia dự án có tên Cảng Zea, chương trình khai quật bắt đầu từ 2001 và kết thúc vào 2012 tập trung vào hai cảng cổ của Hy Lạp gồm Zea và Mounichia tại thành phố cảng Piraeus, để khám phá và ghi lại tư liệu về căn cứ hải quân cổ đại.
Vết tích về căn cứ hải quân được các nhà khảo cổ học phát hiện.
Theo ôngLovén, mỗi nhà kho thuyền có trần cao từ 7-8m và chiều dài 50m. Công trình này còn được thiết kế thông minh để bảo vệ các tàu chiến vỏ gỗ khỏi "cơn ác mộng biển khơi" là những con hà.
Các thợ lặn đã khai quật và vẽ được bản đồ về căn cứ quân sự cổ này. Họ tìm được nhiều mảnh gỗ được xác định có nguồn gốc từ năm 520 và 480 trước công nguyên.
Theo Lovén điều này có ý nghĩa rằng ít nhất một vài chiếc thuyền thuộc căn cứ hải quân cổ này nằm trong hạm đội gồm người Athen đã đánh bại quân đội Nam Tư trong Cuộc chiến Salamis năm 480 trước Công nguyên. Bên cạnh đó, những con thuyền tại căn cứ hải quân trên là “triremes” – loại tàu chiến cổ bằng gỗ có 3 tầng chèo vô cùng thiện chiến của thời kỳ đó.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Profile khủng của sĩ quan Công an Việt Nam đầu tiên làm Chánh Văn phòng cố vấn Cảnh sát LHQ ở New York
Khám phá loài động vật có khả năng đi lộn ngược 180 độ trên cây, hạ gục con mồi bằng chiêu tuyệt đỉnh
Gấu nước là gì mà gần như không thể tiêu diệt kể cả đốt cháy, đóng băng ở nhiệt độ âm 200 độ
Nổi tiếng đa nghi, tại sao Tào Tháo lại đặt trọn niềm tin vào Hạ Hầu Đôn?
Sắn có chứa chất độc nhưng người dân châu Phi vẫn trồng với số lượng rất lớn, không sợ ngộ độc vì ăn sắn hàng ngày sao?
Sau khi Lã Bố qua đời, ai mới xứng đáng là chiến thần mạnh nhất Tam Quốc?