Bí ẩn chưa biết về 'cụ' cây dầu dù khổng lồ tại Trà Vinh
Tư Mã Ý khiến Gia Cát Lượng chết không nhắm mắt xuôi tay / Ngắm vẻ đẹp 'quên sầu' của những loài phong lan siêu tí hon cực lạ ở Việt Nam
Cây dầu dù này không chỉ có hình dáng kỳ lạ mà ngay thớ gỗ cũng xoắn lại như sợi dây tạo sự khác biệt so với những loại cây khác. Chính những thớ gỗ kỳ lạ này khiến nhiều cành cây già vẫn còn bám trên thân cây mà không bị mục, rơi xuống đất.
Thân cây cao khoảng 30m. Gốc cây có chu vi trên 10m đi kèm bộ rễ rất to lớn tạo nhiều cảnh đẹp để du khách chụp ảnh lưu niệm.
Về tên gọi, có người gọi là cây dầu dù (vì có tàng lớn như cây dù to); có người quen gọi là cây dầu rái. Năm 2015, có một vị giáo sư người Úc tìm tới xem xét về giống và nguồn gốc cây. Sau khi thăm cây, giáo sư này khẳng định đây là loại cây có khả năng tự tái sinh khi bị sét đánh hay bị bóc vỏ.
Có giai thoại kể rằng: Khu đất này trước đây rộng rãi, cao ráo. Trong lần đi hành đạo qua nơi này, một vị cao tăng thấy địa thế đẹp, cao hơn xung quanh nên đã trồng nhiều cây dầu rái ở chính giữa khu đất cao.
Nhà sư trồng hàng trăm cây, nhưng có 1 cây cắm ngược ngọn xuống đất. Thấy cách trồng cây kỳ quái, nhiều người gặng hỏi thì vị cao tăng chỉ cười, nói “đó là huyền cơ, sau này sẽ biết”. Sau khi trồng cây, vị cao tăng bỏ đi không một lần trở lại. Cây dầu được trồng ngược đó là cây duy nhất sống đến hôm nay (?)
Dù còn nhiều tranh luận về nguồn gốc nhưng cây vẫn là một biểu tượng tâm linh trong lòng người dân địa phương.
Người dân xung quanh còn kể một câu chuyện khá ly kỳ và mang tính tâm linh: Ngày xưa, đoạn đường này hoang vắng không ai dám qua lại. Lúc này, các chiến sĩ cách mạng tại địa phương thường treo cờ trên ngọn cây để phản đối quân xâm lược.
Chính quyền Sài Gòn khi đó đã tới kéo cờ xuống và thuê 2 người đốn cây. Nhưng lạ thay, 2 người chưa chặt nhát đầu tiên vào thân cây thì phát hiện nhiều dòng máu đỏ phun ra nên họ hoảng hốt bỏ chạy. Vậy là chuyện đốn cây bị dừng lại cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (?)
Hiện nay, ngoài miếu thờ ông Tà, dưới gốc cây còn rất nhiều lư hương ở các hốc cây, do người dân trong vùng thắp hương cầu xin “thần cây” ban cho may mắn, bình an. Hiện đằng sau miếu ông Tà còn một tấm biển ghi rõ: “Quý khách tham quan, xin đừng bóc gỡ vỏ cây”.
Giải thích về tấm biển này, ông Trần Văn Tống cho biết: “Đồng bào dân tộc Khmer rất sùng bái cây dầu này. Với quan niệm rằng cây đã sống gần 1.000 năm nên có sức mạnh thần kỳ, bà con thường bóc vỏ cây về nấu nước uống nhằm chữa bệnh và cầu tuổi thọ.
Có thời gian, xuất hiện tin đồn là uống nước từ vỏ cây cổ thụ này thì có thể chữa bách bệnh. Thế nên người dân kéo đến bóc vỏ cây rất là nhiều, đến mức thân cây loang lổ như bị thương. Quá đau xót nên người chủ cây mới đề tấm biển trên để vận động dân chúng không bóc vỏ cây. Hiện nay tình trạng trên đã không còn”.
Năm 1994, trong một lần đi tìm đất canh tác, ông Thái Huy Khanh (người dân địa phương) nhìn thấy cây cổ thụ có hình thù kỳ lạ nên quyết mua khu đất này với giá 8 cây vàng. Sau khi mua đất, ông Khanh không có ý định canh tác mà cải tạo lại khu đất hoang này sạch sẽ, để mọi người đến chiêm bái, cầu nguyện cho gia đình có sức khỏe, may mắn, an lành.
Để tránh những lời đồn thổi mê tín dị đoan gây hoang mang dư luận và ách tắc giao thông, chính quyền địa phương đã tổ chức lực lượng thường xuyên tuyên truyền giải thích để người dân có ý thức bảo vệ cây một cách tốt nhất, góp phần phục vụ tốt cho du khách đến tham quan.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách