Bí ẩn chưa có lời giải vụ ‘Quái vật 21 khuôn mặt’
Sự thật về "tử thần" gần mỏ hoang khiến 37 loài quái vật gục chết / Quái vật máy nghiền mới lộ diện ở Brazil: Dài 6 m, 72 triệu tuổi
“Quái vật 21 khuôn mặt” hay “Bóng ma 21 khuôn mặt” (The Monster with 21 Faces) là một trong số những bí ẩn lớn nhất thế giới được trang tin Grung của Mỹ xếp trong danh sách Những bí ẩn lớn nhất xưa và nay chưa được giải mã (Unsolved Mysteries That Have Never been solved). Nó được lấy từ tên gọi của một bộ phim truyền hình Unsolved Mysteries (Những bí ẩn chưa có lời giải) để nói đến những sự kiện mà ngày nay khi khoa học phát triển, con người có đủ mọi thứ mà vẫn bó tay.
“Quái vật 21 khuôn mặt” là vụ án được lấy tên từ một nhân vật phản diện trong tiểu thuyết trinh thám của Edogawa Rampo, để làm bí danh cho một người hoặc một nhóm người từng tham gia tống tiền trong vụ án Glico Morinaga. Tiếng Anh gọi là The Monster with 21 Faces hay The Phantom with 21 Faces trong các bài báo hay sách nói về vụ án này đều có nghĩa giống nhau.
Vụ án Glico-Morinaga nhắm vào ngành công nghiệp sản xuất bánh kẹo của Nhật Bản. Kéo dài 17 tháng kể từ ngày 18/3/1984, khi ông Katsuhisa Ezaki, Giám đốc điều hành (CEO) của nhà máy Glico, đóng tại Osaka, bị hai kẻ lạ mặt bắt cóc. Sau đó, Ezaki bị nhốt trong một nhà kho với yêu cầu đòi 1 tỷ yên tiền chuộc. May mắn, Ezaki đã nhanh trí trốn thoát nhưng hệ lụy kéo dài suốt 17 tháng khiến ngành bánh kẹo nước này điêu đứng còn người dân thì đứng ngồi không yên.
Bắt cóc + tống tiền = khủng bố ngành bánh kẹoĐến nay đã trên 35 năm nhưng vụ án vẫn chưa tìm ra thủ phạm, mặc dù Nhật Bản là một trong số những quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực an ninh và phòng chống tội phạm. Vụ án khiến người dân Nhật Bản đứng ngồi không yên vì “Quái vật 21 khuôn mặt” bí mật trộn kẹo chứa chất độc xyanua vào các sản phẩm cùng loại để đưa vào các siêu thị kèm theo những lời đe dọa công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Chuyện bắt đầu vào ngày 18/3/1984, khi Katsuhisa Ezaki, CEO của Glico, bị bắt. Việc tự giải cứu của CEO Glico không dừng lại mà mục tiêu chính của kẻ giấu mặt là khủng bố ngành bánh kẹo. Một năm sau đó, vào tháng 4/1985, một loạt xe đậu bên ngoài trụ sở Glico đều bị thiêu rụi, một số xe xung quanh cũng bị vạ lây. Cảnh sát cho biết, vụ việc có liên quan đến trường hợp bắt cóc của ông Ezaki.
Tuy nhiên, kết quả điều tra lại không khả quan. Rất có thể sau bắt cóc hụt, chúng muốn tấn công Glico và các nhân viên của hãng này. Vụ bắt cóc CEO Glico diễn ra không khác gì cảnh trong phim trinh thám. Ezaki khi đang tắm tại nhà riêng thì hai người đàn ông mang vũ khí, trùm đầu đi vào, kéo nạn nhân ra khỏi bồn tắm, đồng thời trói vợ và con gái, và mẹ đẻ Ezaki trước khi đưa Ezaki đến nhà kho. Sau này, cảnh sát đã tìm thấy một mẩu tin nhắn đòi 4,3 triệu USD và gần 100 kg vàng miếng tiền chuộc. Ban đầu nhiều người cho rằng ông Ezaki tự trốn được thì dứt khoát cảnh sát sẽ tìm ra sự thật.
Theo trang tin Theghostinmymachine (GMC) không lâu sau đó, các báo lớn Nhật Bản đều nhận được bản sao bức thư, có nội dung thóa mạ kèm thách thức cảnh sát, thậm chí còn “khuyến cáo” việc cần làm cho cảnh sát. Cuối thư, bọn chúng còn dọa sẽ bắt cóc cả cảnh sát trưởng của tỉnh. Ký tên thư này là “kaijin nijuichi mens” (Mystery Man with 21 faces- Người bí ẩn có 21 khuôn mặt). Chưa hết, trong bức thư khác đề tháng 5/1984, nhóm này cho biết đã trộn xyanua vào vài gói kẹo của Glico nhưng không nói rõ loại nào.
Hệ lụy từ việc làm của “Quái vật 21 khuôn mặt”
Với những lời đe dọa nói trên Glico buộc phải thu hồi toàn bộ sản phẩm kẹo cho dù sau đó xét nghiệm không hề có xyanua. Điều đó không có nghĩa danh tiếng của Glico được bảo toàn. Theo tờ New York Times, doanh thu bán hàng của Glico sụt giảm 130 triệu USD, hơn 1.000 công nhân bị sa thải. Ngoài Glico “Quái vật 21 khuôn mặt” còn đe dọa một số công ty khác. Tháng 9/1984, chúng gọi điện tới Morinaga, một công ty thực phẩm lâu đời khác ở Nhật Bản, cách Oska 25 km, đòi 410.000 USD. Đương nhiên Morinaga không làm theo yêu cầu nên báo chí Nhật Bản lại nhận được những bức thư tống tiền có nội dung đại loại là cảnh báo người tiêu dùng để khủng bố Morinaga. “Quái vật 21 khuôn mặt” còn cho hay đã đặt 20 hộp kẹo tẩm xyanua trong các chuỗi cửa hàng từ Hakata tới Tokyo
Ngay lập tức, cảnh sát vào cuộc, tìm thấy các hộp kẹo Morinaga nhãn hiệu Choco Balls và Angel Pies được dán thêm nhãn ghi chứa xyanua và ký tên “Quá vật 21 khuôn mặt”. Lần này xét nghiệm thấy có chứa xyanua thật. Ngay lập tức, cổ phiếu của Morinaga giảm ngay tức thì. Chưa hết “Quá vật 21 khuôn mặt” còn dọa nếu các siêu thị không “cấm vận” kẹo Morinaga, chúng sẽ đặt thêm các hộp kẹo độc khác mà không hề dán nhãn cảnh báo.
Với mối nguy hiểm này, hơn 40.000 cảnh sát Nhật Bản đã được huy động vào cuộc để theo dõi các siêu thị. Cảnh sát còn thiết lập một đường dây nóng để mọi người có thể gọi vào và nghe giọng của người gọi nhưng mọi manh mối đều đi vào ngõ cụt và khiến cảnh sát bị mỉa mai thêm bởi bọn tội phạm.
Việc làm của “Quá vật 21 khuôn mặt” quả là “vô tiền khoáng hậu” khiến những người đứng đầu cảnh sát cảm thấy bực bội. Đáng tiếc, việc tống tiền liên tục xảy ra và chỉ nhắm vào ngành bánh kẹo. Tháng 8/1985, Shoji Yamamoto, cảnh sát trưởng tỉnh Shiga đã tẩm xăng lên người tự thiêu vì không thể chịu được búa rìu dư luận, do không tìm ra thủ phạm.
Cũng phải nói thêm, trước đó, hồi cuối tháng 6/1984, “Con quái vật” này còn cho biết hắn sẽ chấm dứt những hành động chống phá để đổi lại 50 triệu yên. Số tiền trên phải được ném qua cửa tàu cao tốc khi đang đi qua Kyoto. Vị trí ném là ngẫu nhiên do chúng quyết. Cảnh sát cho biết khi lên tàu, họ không nhìn thấy lá cờ trắng như đã hẹn. Cảnh sát mô tả hắn có dáng người cao lớn, mắt rất tinh tường mà sau đó được đặt tên là “Người đàn ông mắt cáo”. Mặc dù đã cố hết sức, song cuối cùng, nghi phạm vẫn trốn thoát, vụ tiền chuộc bất thành.
Năm ngày sau, cái chết của ông Yamamoto, “Quá vật 21 khuôn mặt” đã phát hành bức thư cuối cùng, chúng ca ngợi sự ra đi của nạn nhân như một người đàn ông đích thực, chia buồn và quyết định không hành hạ các công ty sản xuất thực phẩm và bánh kẹo nữa, thừa nhận chúng là “những gã tồi”, hẹn “tái xuất” vào đầu năm sau.
Thậm chí còn thừa nhận, chúng còn nhiều việc để làm hơn là bắt nạt các công ty khi cuộc sống còn nhiều kẻ xấu, kẻ nói dối có chức có quyền đang trà trộn trong cộng đồng chung. Cuối thư chúng viết: “Chúng tôi là ai? là một cảnh sát, một băng đảng bạo lực… một công nhân nhà máy, hay kẻ bắt cóc?. Và cuối cùng danh tính thực của chúng tôi là… “Người bí ẩn với 21 khuôn” mặt hay “Quái vật 21 khuôn mặt” mà các quý vị thường hay gọi”.
“Quái vật 21 khuôn mặt” nay ở đâu?Sau nhiều năm, cảnh sát Nhật Bản vẫn tiếp tục công việc tìm thêm manh mối. Cảnh sát đã điều tra 125.000 người và kiểm tra 28.300 tin báo của người dân, tất cả đều không dẫn tới đâu, kể cả những nghi can đáng ngờ. Trong số này có một nghi can đáng quan tâm hơn cả, mang tên Manabu Miyazaki, được cảnh sát Tokyo phát hiện hồi tháng 1/1985, được đặt tên là bí số “M” hoặc Nhân chứng “M”, Miyazaki đã bị nghi ngờ phát hành một cuốn băng năm 1976 tuyên bố ủng hộ một liên minh lao động trong một cuộc tranh chấp lao động với Glico có nhiều điểm tương đồng với nhiều tuyên bố của “Quái vật 21 khuôn mặt”. Có nhiều sự cố chống đối diễn ra từ năm 1975 đến 1976 cũng được cho là do Miyazaki chủ mưu, trong đó có cả việc đổ tinh bột và chất thải công nghiệp khác vào hệ thống thoát nước và các dòng sông địa phương.
Miyazaki còn bị nghi ngờ liên quan đến việc từ chức của một lãnh đạo công đoàn liên quan những bất thường khi còn làm kế toán, nhất là khi hai phân ban của Glico là Glico Ham và Glico Nutritional Foods sáp nhập. Quan trọng hơn cha và anh của Miyazaki đều là những ông trùm của băng nhóm Yakuza địa phương. Riêng Miyazaki còn có những nét tương đồng với “Người đàn ông mắt cáo” (Fox-Eyed Man) từng bị cảnh sát theo dõi và phát hiện thấy tại nhà ga xe lửa Tokyo như đề cập ở trên. Cảnh sát Tokyo nghi ngờ, nhiều nhóm Yakuza có liên quan đến vụ án Glico-Morinaga. Sự kết thúc của chiến dịch tống tiền xảy ra vào đúng lúc diễn ra Yama-ichi, cuộc chiến của hai băng đảng maphia Yamaguchi-gumi và Ichiwa-kai.
Năm 1995 là mốc hết hạn điều tra vụ bắt cóc Ezaki. Năm 2000, vụ kẹo độc cũng hết hạn điều tra. Như vậy, “Quái vật 21 khuôn mặt” và đồng phạm không bị cáo buộc tội gì cũng như không bị xét xử nhưng thực tế vụ án vẫn tồn tại trong tâm trí người dân Nhật Bản mỗi khi họ dùng kẹo Pocky. Đến nay, đã hơn 35 năm trôi qua, tung tích “Quái vật 21 khuôn mặt” vẫn là một trong những bí ẩn lớn với cảnh sát Nhật nói riêng và dư luận thế giới nói chung.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?