Bí ẩn chưa được giải đáp về “Cánh cổng cổ xưa bước vào vũ trụ” ở Sri Lanka
Bí ẩn chiếc nhẫn vàng nạm ngọc lục bảo giá 17 tỷ đồng của người Inca 'lưu lạc' trên đất Mỹ / Giải mã bí ẩn bộ xương nằm giữa đống vàng, dương vật cũng bọc vàng trong cổ mộ nghìn năm
Nơi đây được cư dân địa phương gọi là Rajarata (Vùng đất các vị vua). Di sản Thế giới được UNESCO công nhận này cũng chính là vương quốc được thành lập đầu tiên (vào năm 377 trước Công nguyên) và là trung tâm văn hóa Phật giáo Sri Lanka.
Ngày nay, Anuradhapura là một trong những nơi được ghé thăm nhiều nhất ở Sri Lanka, thu hút người hành hương từ mọi miền đất nước đến với các ngôi chùa Phật giáo lâu đời và các bảo tháp mái vòm khổng lồ.
Bí ẩn ở công viên Cá Vàng
Thành phố thiêng này cũng là nơi có một thứ lôi cuốn hơn nhiều. Tại đây, Ranmasu Uyana (công viên Cá Vàng), công viên đô thị cổ rộng 40 mẫu với ba ngôi chùa xung quanh, là một sơ đồ được cho là bản đồ để khám phá những bí mật của vũ trụ.
Có đường kính khoảng 1,8m, Sakwala Chakraya (có nghĩa là "Vòng tuần hoàn vũ trụ" trong tiếng Sinhala) được chạm nông trên một mặt đá thấp giữa các tàn tích được bảo tồn.
Mặt tiền của nó chỉ có thể được nhìn thấy từ mặt đất. Thật ra, có bốn chỗ ngồi được khắc lên mặt đá phẳng ở phía đối diện, tạo nên chỗ ngắm cảnh lý tưởng. Cả bản đồ và các chỗ ngồi này, vốn cũng có nguồn gốc bí ẩn, đã gây đau đầu cho các nhà sử học, nhà khảo cổ và học giả trong hơn một thế kỷ.
"Ranmasu Uyana đã được sử dụng trong một thời gian dài trong lịch sử", bà Raj Somadeva, giáo sư khảo cổ học cao cấp tại Đại học Kelaniya, Sri Lanka, cho biết.
"Giai đoạn xây dựng lớn thứ hai dường như bắt đầu vào thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên. Trong thời gian đó, một số công trình mới đã được thêm vào bố cục trước đó của công viên. Bản sơ đồ đó có thể là kết quả của thời kỳ này, nhưng thật không thể biết được chính xác, vì sự tồn tại, chức năng của nó hoặc bất cứ điều gì liên quan đến nó đều không được đề cập trong bất kỳ ghi chép lịch sử nào, vốn được các nhà sư lưu giữ tỉ mỉ", GS Somadeva lý giải.
Mặc dù có rất ít thông tin về sơ đồ và mục đích của nó, vật được tôn thờ này không tương thích với các tác phẩm chạm khắc khác của thời kỳ Anuradhapura (thế kỷ thứ 3-10 sau Công nguyên). Ngay giữa sơ đồ là 7 vòng tròn đồng tâm được phân chia bởi các đường dọc và ngang song song. Các ô chữ nhật chứa các vòng tròn nhỏ giao nhau. Vòng ngoài khắc họa các động vật ở biển: cá, đồi mồi, cá ngựa.
Khi so sánh với các tác phẩm chạm khắc khác cùng thời như Sandakada Pahana, vốn khắc họa dây leo, thiên nga và hoa sen, tất cả đều là hình ảnh biểu tượng đặc trưng Phật giáo, tấm sơ đồ này không có bối cảnh tôn giáo, khiến nó không có lời giải thích rõ ràng về lý do tại sao nó có mặt ở đây.
Cổng sao vào vũ trụ?
Học giả đầu tiên lưu ý tầm quan trọng khảo cổ của sơ đồ là H C P Bell, một công chức Anh được bổ nhiệm làm Ủy viên Khảo cổ đầu tiên của Tích Lan (tên gọi cũ của Sri Lanka). Học giả Bell đã mô tả sơ đồ trong báo cáo của ông cho Thống đốc Tích Lan vào năm 1911, trong đó ông kết luận rằng: "Tấm bản đồ thế giới cổ xưa này, có lẽ là tấm lâu đời nhất còn tồn tại, thu hút sự quan tâm đặc biệt. Sự hiện diện của nó là minh chứng cho tính cổ xưa của những hiểu biết thiên văn vốn được một số tu viện Phật giáo ở Tích Lan theo đuổi".
Mặc dù sơ đồ không giống với bản đồ theo nghĩa hiện đại, ông Bell viết rằng nó mô tả "biểu đồ vũ trụ học thời xưa minh họa các quan niệm về vũ trụ của Phật giáo với sự đơn giản, ngô nghê nhất". Dựa trên hiểu biết của Bell về Phật giáo, ông giải thích các vòng tròn, các biểu tượng và sinh vật biển trên sơ đồ có nghĩa là Trái Đất, biển cả, không gian và vũ trụ. Trong khi các cuộc bàn luận về biểu đồ này trong nhiều năm chủ yếu bị giới hạn trong phạm vi học thuật do vị trí quan trọng về lịch sử của nó, sự bùng nổ của việc chia sẻ ảnh trên mạng xã hội trong vài năm qua đã khiến bí ẩn này trở thành tâm điểm toàn cầu.
Những du khách có cặp mắt tinh tường đã nhận xét về sự tương đồng giữa sơ đồ ở Anuradhapura và các địa điểm tương tự ở các quốc gia khác được một số người tin là những cánh cổng sao - cửa ngõ từ bao đời nay để con người có thể bước vào vũ trụ. Họ nêu giả thuyết rằng sơ đồ này nắm giữ mã bí mật để mở ra cánh cổng đó.
Những người theo thuyết âm mưu lưu ý rằng, cổng sao Anuradhapura có những hình dạng và biểu tượng gần giống hệt với những thứ được tìm thấy tại Abu Ghurab ở Ai Cập và La Puerta de Hayu Marka ở Peru. Người ta cho rằng điểm tương đồng ấn tượng nhất, khi những võ đoán xung quanh cổng sao của Sri Lanka lên đến đỉnh điểm, là sự gần gũi với nước.
Vũ trụ quan cổ?
Giả thuyết này càng được thúc đẩy thêm bởi sự gần gũi của sơ đồ với núi Danigala, hay còn được gọi là Núi Cõi ngoài, ở thành phố thiêng Polonnaruwa gần đó.
Danigala nằm sâu trong rừng và được những người đi bộ đường dài ưa chuộng, có hình vòng tròn độc đáo và đỉnh hoàn toàn bằng phẳng. Điều này khiến các thám tử trên mạng kết luận rằng, nó ắt hẳn phải được sử dụng cho UFO (vật thể bay không xác định) đáp xuống vào một thời điểm nào đó. Kỳ lạ là, theo anh Sri Abeywickrama, hướng dẫn viên du lịch địa phương, "dân làng ở đây tin rằng Núi Cõi ngoài thu hút nhiều sao băng và sấm sét giáng xuống hơn bất cứ nơi nào khác".
Tuy nhiên, theo giáo sư Somadeva thì "về mặt khảo cổ, có rất ít bằng chứng cho thấy đó là một cổng sao". Thay vào đó, bà Somadeva tin rằng kết luận hợp lý hơn là sơ đồ là tấm bản đồ ban đầu của thế giới, như ông Bell nêu ra, bởi vì cách giải thích đó có bối cảnh tôn giáo và vũ trụ hợp lý nếu xét đến thời gian và địa điểm vào đó.
Giáo sư Somadeva nhận xét: "Ít nhất kể từ năm 250 trước Công nguyên, người Sri Lanka đã có ý tưởng rõ ràng về các vật thể trên bầu trời và ngoài không gian. Trong những chữ viết sớm theo lối Brahmi, được tìm thấy ở Sri Lanka, có một số tên đề cập đến các ngôi sao và khái niệm cụ thể liên quan đến thiên văn học. Một trong những dòng chữ đó ở Kirinda, một địa điểm tôn giáo và lịch sử trên bờ biển phía Nam Sri Lanka, có cụm từ "aparimita loka datuya", có nghĩa là "vũ trụ vô hạn". Điều nó cho thấy người khắc dòng chữ này có hiểu biết rất tốt về bản chất của vũ trụ mà họ đang sống".
Tuy nhiên, ông Shereen Almendra, giảng viên cao cấp về thiết kế cảnh quan tại Đại học Moratuwa (Sri Lanka), đưa ra một quan điểm khác biệt, trần tục hơn. Ông Almendra phân tích: "Tôi nghĩ sơ đồ Sakwala Chakraya là dự án cho một khu phức hợp tương tự như các bảo tháp khổng lồ được xây dựng vào thời điểm đó. Tôi nghiêng về phía nó là bản quy hoạch cho Sigiriya".
Sigiriya là một trong những công trình cổ xưa được công nhận nhiều nhất ở Sri Lanka, một pháo đài đá thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, hoàn chỉnh với nước chảy, vườn cảnh quan và nhiều khu vực sinh sống. Nó cách Anuradhapura chỉ nửa giờ, nằm trong phạm vi Tam giác Văn hóa của Sri Lanka, vốn được cấu thành bởi ba thành phố cổ quan trọng: Anuradhapura, Polonnaruwa và Kandy.
"3 chỗ ngồi khắc phía trước sơ đồ dường như hướng mặt về phía nhau một chút, khiến tôi nghĩ rằng đó là một nơi để bàn luận", ông Almendra nói. "Nếu các chỗ ngồi này được tạo ra cho mục đích tôn giáo, chẳng hạn như ngồi thiền, chúng sẽ được xếp theo một đường thẳng". Theo ông Almendra, thách thức lớn nhất trong việc xác định chức năng của sơ đồ là thiếu bằng chứng để xác định chính xác niên đại của nó.
Trong khi Ranmasu Uyana và các khu vườn và bảo tháp khác ở Anuradhapura được đề cập trong sử sách và chữ khắc có từ năm 250 trước Công nguyên, Sakwala Chakraya không được mô tả trong bất kỳ văn tự lịch sử nào.
"Chắc chắn biểu đồ này có một công dụng thực tế nào đó nhưng đó là thách thức rất lớn để hình dung ra nó là gì khi chúng tôi không thể xác định niên đại chính xác", ông Almendra khẳng định.
Vì vậy, có vẻ như nơi được cho là cổng sao huyền bí của Sri Lanka vẫn còn bị bao phủ trong lớp màn bí ẩn, mục đích và ý nghĩa của nó đã bị mất theo thời gian. Tuy nhiên, vị thế được tôn sùng mà nó mới có được với những người đam mê khoa học viễn tưởng, cuối cùng đã giúp nó có được sự chú ý xứng đáng từ công chúng. Nhờ sự nhiệt tình của họ và sức mạnh của mạng xã hội, cuối cùng nó đã bước ra khỏi cái bóng của Anuradhapura để tự đứng riêng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào