Bí ẩn con mắt của Horus: Biểu tượng quyền năng trong các ngôi mộ Ai Cập cổ đại
Tại sao vàng lại đắt như vậy? Bí mật đằng sau giá trị trường tồn của kim loại quý / CLIP: Đụng độ đàn chó nhà, sói đồng cỏ bị kẻ thù lao tới cắn xé
Từ các bức tường lăng mộ đến lớp vải quấn xác ướp, biểu tượng con mắt của Horus – hay còn gọi là wedjat – xuất hiện như một lá bùa hộ mệnh thần thánh trong nền văn minh Ai Cập cổ đại. Hình ảnh một con mắt cách điệu, nhìn thẳng về phía trước, mang theo thông điệp sâu xa về sự chữa lành, bảo vệ và khả năng vươn tới cõi bất tử.
Theo thần thoại Ai Cập, Horus – con trai của Osiris, vị thần của cõi âm – đã giao tranh khốc liệt với người chú là Seth để giành ngôi báu. Trong trận chiến, mắt trái của Horus bị Seth phá hủy. Tuy nhiên, Horus cuối cùng chiến thắng và con mắt được phục hồi bởi Thoth – vị thần đầu chim ibis, tượng trưng cho trí tuệ.
Con mắt của Horus được khắc trên một tấm vàng. Hiện vật này được tìm thấy trong lăng mộ của pharaoh Ai Cập cổ đại Psusennes I.
Chính từ đó, con mắt bị thương và được chữa lành trở thành biểu tượng huyền bí, được khắc họa trong nghệ thuật và tâm linh người Ai Cập. Con mắt của Horus ra đời – không chỉ là biểu tượng chiến thắng, mà còn đại diện cho sức mạnh chữa lành và sự toàn vẹn.
“Wedjat là một trong những bùa hộ mệnh đặc trưng nhất của Ai Cập cổ đại,” nhà Ai Cập học Kei Yamamoto từ Đại học Toronto nhận định. Theo ông, loại bùa này được chôn cùng người chết để bảo vệ linh hồn và cơ thể, thường được đặt trong lớp vải quấn xác ướp – một lá chắn huyền bí chống lại cái ác trong hành trình sang thế giới bên kia.
Vào khoảng thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên, những chiếc wedjat bằng sáp thậm chí còn được đặt lên vùng bụng trái – nơi các thầy ướp xác rạch cơ thể – nhằm “hồi phục” phần bị tổn thương, theo đúng tinh thần của biểu tượng con mắt được chữa lành.
Không chỉ là lá bùa, con mắt của Horus còn mang sức mạnh biểu tượng sâu sắc. Theo nhà khảo cổ Penny Wilson (Đại học Durham, Anh), hình ảnh con mắt này là hiện thân của “sự toàn vẹn, sức khỏe và an lành” – một biểu tượng dễ nhận biết, giàu tính biểu cảm và có thể áp dụng cho nhiều khía cạnh của đời sống: từ nguồn nước sông Nile, sự phồn thịnh của Ai Cập, đến các nghi lễ tế lễ thực phẩm trọn vẹn.
Thậm chí, nhiều học giả cho rằng con mắt này còn gắn với chu kỳ tròn khuyết của mặt trăng – một sự liên tưởng đầy tính thiên văn. Cũng như mặt trăng bị che khuất rồi tròn trở lại, mắt trái của Horus bị phá hủy rồi được chữa lành – một phép ẩn dụ hoàn hảo cho quy luật tái sinh.
Bằng chứng khảo cổ cho thấy con mắt của Horus xuất hiện từ khoảng năm 2200 trước Công nguyên, thời Vương triều thứ sáu. Cùng với sự ra đời của các văn bản tôn giáo khắc trên tường kim tự tháp – gọi là văn tự kim tự tháp – người Ai Cập dường như đang chuẩn hóa niềm tin tâm linh của họ, mở đường cho sự lan tỏa mạnh mẽ của những biểu tượng như con mắt này.
Một giả thuyết thú vị từ giáo sư Wilson còn liên hệ biểu tượng với mỹ phẩm cổ đại. Galen và malachite – loại khoáng chất được dùng làm phấn mắt – có tác dụng bảo vệ mắt khỏi nắng, cát và tà ma. Vì vậy, biểu tượng con mắt có thể chính là cách thị giác hóa một đôi mắt được bảo vệ thiêng liêng.
Dù lý do khởi nguồn là gì, con mắt của Horus đã vượt xa khuôn khổ của một biểu tượng tôn giáo – nó trở thành hiện thân của chính bản sắc Ai Cập cổ đại. Mạnh mẽ, huyền bí, và đầy chất thơ.
“Rất linh hoạt. Rất Ai Cập. Rất quyền năng,” Wilson khẳng định.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Hươu cao cổ ‘nổi điên’, dẫm chết sư tử dưới chân
CLIP: Đang tắm mát, bồ câu bỗng nhiên bị ‘quái thú khổng lồ’ từ dưới sông lao lên đoạt mạng
CLIP: Trâu rừng dũng mãnh, húc bay sư tử để tự giải thoát bản thân
Chiêm ngưỡng con sông kỳ lạ nhất thế giới: Có chỗ rộng chưa đến 4 cm, cá lớn bơi qua cũng… mắc kẹt
Vì sao con người lại chạy chậm hơn hầu hết các loài động vật?
CLIP: Mèo nhà tung đòn chí mạng, đoạt mạng rắn trong chớp mắt