Bí ẩn đằng sau cái đỡ tay của phi tần trong cung cấm thời xưa
Phi tần thọ 92 tuổi sống bên vua Càn Long lâu nhất / Phi tần cuối cùng tuẫn táng trong lịch sử Trung Hoa
Thời cổ đại, những phi tần mỹ nữ trong hậu cung thường không ngại dùng bất cứ thủ đoạn tồi tệ nào để được hoàng thược sủng ái, củng cố vị trí của mình. Trong các bộ phim có đề tài về cuộc chiến ngấm ngầm nơi hậu cung nhà Thanh, nhiều người tinh ý sẽ phát hiện ra rằng, khi những phi tần chỉ cần đứng lên, hay đi dạo nhẹ nhàng, cũng sẽ có cung nữ chạy tới nâng tay bước đi. Nếu phi tần đó đang được hoàng thượng sủng hạnh, hình ảnh đó lại càng rõ ràng hơn. Tại sao lại như vậy?
Trên thực tế, sau khi các phi tần được hoàng thượng sủng hạnh, thân thể cũng không phải vì quá suy yếu về thể chất mà cần các cung nữ giúp đỡ. Phía sau đó còn nhiều ẩn ý khác.
Theo tìm hiểu, phụ nữ nhà Thanh là dân tộc Mãn, xuất thân là dân du mục, từ nhỏ đã dũng mãnh thiện chiến, ngay cả phụ nữ cũng đã được rèn luyện cưỡi ngựa bắn tên. Đến khi người Mãn lập quốc, phụ nữ Mãn cũng bắt đầu tiếp thu, học tập văn hóa của người Hán. Trong cung cấm, các cung tần, mỹ nữ phải đi giày cao gót, cao từ 5 đến 15cm. Hơn nữa họ còn phải chải tóc đúng kiểu, rất nặng nề, mệt mỏi, vì vậy, thường hay cảm thấy choáng váng.
Cũng bởi nguyên nhân này, khi đi bộ, tư thế của các cung tần mỹ nữ trở nên nhu nhược, ưu nhã, cần được cung nữ nâng đỡ. Cử chỉ này yếu đuối động lòng người, khiến hoàng thượng yêu thích. Dần dần, phong thái nhu nhược thanh nhã này được nhân rộng, bất cứ cung phi nào cũng muốn được nâng niu, được hoàng thượng chú ý.
Mặt khác, cái nâng tay của cung nữ cũng là một công cụ huyền diệu giúp các cung tần, mỹ nữ được hoàng thượng sủng ái thể hiện uy quyền, địa vị. Thông thường, khi một vị phi tần được hoàng thượng sủng ái, yêu thích, vị phi tần đó sẽ được ban thêm nhiều cung nữ, thái giám.
Khi cố ý để cung nữ nâng tay khi bước đi, vị phi tần này muốn thể hiện với những người khác trong hậu cung, công khai nói cho họ biết, mình được hoàng thượng sủng hạnh, địa vị cũng được tăng lên. Đồng thời, đây cũng là một phương thức thị uy, chứng minh cho tất cả mọi người biết quyền lực hiện tại của phi tần được sủng hạnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bài toán hóc búa của thầy giáo Việt Nam trong đề thi Olympic: Độ khó khiến nhiều nước muốn loại bỏ
Thần đồng toán học Việt Nam trở thành GS Vật Lý nổi tiếng thế giới: Từng được kỳ vọng đạt giải Nobel
Thầy giáo đầu tiên ở Việt Nam mở trường phổ thông dân lập: Từng ra đề cho Olympic toán học quốc tế
'Thần đồng' Việt Nam nhỏ tuổi nhất đạt HCV Olympic Toán: Được Pháp phong hàm Giáo sư hạng đặc biệt
Nhà thơ 'lười' nhất lịch sử: Cả đời chỉ sáng tác một bài hai câu thơ, được truyền muôn đời
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc