Bí ẩn đằng sau xác ướp 'người ngoài hành tinh' tại sa mạc khô cằn nhất: Hóa ra câu chuyện rất đơn giản, nhưng cũng thật đau lòng
Cận cảnh những xác tàu và máy bay dưới đáy đại dương / Người lùn cổ đại ở Indonesia bị tổ tiên loài người xóa sổ?
Năm 2003, các nhà khảo cổ học ở Chile đã khai quật được một thứ hết sức kỳ lạ trong sa mạc Atacama - nơi được mệnh danh là khô cằn nhất hành tinh. Tại ngôi mộ trong nhà thờ thuộc thị trấn bỏ hoang tại sa mạc, người ta tìm thấy một xác ướp tí hon, với hình dạng không khác gì tạo hình của người ngoài hành tinh.
Xác ướp ấy chỉ dài 15cm, được đặt tên là 'Atacama Alien' (người ngoài hành tinh tại Atacama), và đã khiến toàn bộ giới khoa học phải đau đầu suốt nhiều năm sau đó.
Với một mẫu vật đầy bất ngờ như vậy, không có gì ngạc nhiên khi bộ xác ướp này nhận được sự quan tâm của rất nhiều chuyên gia trong giới khảo cổ. Như giáo sư Garry Nolan từ ĐH Stanford (Mỹ) cũng vậy, ông quyết địch thực hiện một nghiên cứu xét nghiệm toàn bộ hài cốt của xác ướp, rồi chuyển sang cho chuyên gia Atul Butte tại ĐH California (San Francisco) để phân tích thông tin di truyền.
Xác ướp này vốn có nhiều chi tiết lạ, như bất chấp hình hài nhỏ bé mà các mẩu xương lại khiến nhiều người tưởng Ata chết từ năm 6 - 8 tuổi. Nhưng sau 5 năm làm việc, bộ đôi đưa ra kết luận rằng bộ xác ướp 'Ata' (biệt danh do Nolan đặt) thực chất là một quái thai sinh non, đã chết cách đây 40 năm. Các bất thường trong bộ xương là do đột biến gene, và họ đã xác định được điều đó thông qua phân tích di truyền.
Nhưng sự thật hóa ra không phải như vậy
Đến tháng 3/2018, một nhóm chuyên gia tại California đã đưa ra nghiên cứu để giải mã những bí ẩn xung quanh xác ướp 'Atacama alien'. Báo cáo được đăng trên tạp chí khoa học quốc tế Paleopathology, trong đó tác giả Sian Halcrow cho rằng thực chất không có bất kỳ bằng chứng nào ủng hộ giả thuyết của Nolan và Butte về việc Ata là quái thai. Thậm chí, các bất thường trong chuỗi ADN của Ata cũng có rất ít khả năng gây biến dạng về xương như vậy.
Theo Halcrow, sự thật hóa ra lại đơn giản hơn vậy, nhưng cũng không kém phần đau lòng.
'Là một chuyên gia về giải phẫu học, chúng tôi không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào về biến dạng xương. Cái họ gọi là bất thường thực chất chỉ là quá trình phát triển thông thường của xương trong thai kỳ và được tạo hình lúc sinh nở (về cơ bản hình dạng của hộp sọ có thể bị ảnh hưởng bởi áp lực khi sinh thường), và ảnh hưởng từ quá trình chôn cất.' - trích lời Halcrow.
Và dù các phân tích di truyền cho thấy một số gene có khả năng gây ra rối loạn xương, Halcrow vẫn cho rằng số lượng mẫu của 2 nhà nghiên cứu Standford kia là chưa đủ. 'Chúng ta có thể tìm thấy một số lượng tương tự các trường hợp dù mang gene như vậy nhưng không hề bộc lộ bệnh ra ngoài.'
Và cuối cùng là một vấn đề liên quan đến đạo đức. Xác ướp này chỉ có niên đại khoảng 40 năm trở lại đây, nghĩa là người mẹ có thể vẫn đang sống. Bà sẽ nghĩ gì khi xác ướp của con mình bị mang khỏi nơi chôn cất, rồi trở thành mẫu vật nghiên cứu?
'Xác ướp này có thể là nỗi đau của một người mẹ tại sa mạc Atacama,' - tiến sĩ Bernardo Arriaza, đồng tác giả nghiên cứu cho biết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ
Điều gì sẽ xảy ra nếu phi hành gia đi tè trên mặt trăng? Hậu quả vô cùng kinh khủng