Bí ẩn đáng sợ nhất thế giới về hồ 'không có đáy' khiến nhà khoa học 'run lẩy bẩy' nghiên cứu
Lóa mắt với tiền vàng, tượng quý nghìn năm trong xác tàu đắm Ai Cập / Phát hiện xác tàu đắm cổ đại chứa hàng nghìn tấn thuốc nổ
Hồ không có đáy Goluboe ở Nga
Hồ không đáy này có tên là Goluboe nằm trên dãy Caucasus - dãy núi đá vôi lớn thứ ba trên thế giới, thuộc vùng lãnh thổ của Cộng hòa Kabardino-Balkar (miền Nam nước Nga).
Chiếc hồ này được mệnh danh là hồ nước đáng sợ bậc nhất của Nga, Goluboe thực sự khiến nhiều nhà khoa học thấy "run lẩy bẩy" khi đến đây nghiên cứu.Hàng loạt những điều bí ẩn tại đây đã thu hút họ, bởi, không đâu trên thế giới có một chiếc hồ có màu xanh kỳ lạ như thế kể cả ngày trời không nắng.
Người dân quanh vùng hồ thì tin rằng, đáy hồ được khoáng chất màu xanh lam lazurite bao phủ nên hồ có màu xanh tuyệt đẹp như thế.Nhưng khi các nhà khoa học vào cuộc, họ phát hiện ra rằng chính khí hydro sulfur (H2S) tạo cho hồ có màu và mùi đặc trưng đến vậy.
Phát hiện nguyên nhân khiến hồ có màu xanh đặc biệt quanh năm này mới chỉ là "giọt nước giữa đại dương to lớn". Vì, bí ẩn thực sự nằm sâu dưới đáy hồ đen tối, ở đó, là cả một thế giới sinh vật vô cùng khác biệt.
Các nhà khoa học nhận thấy, nhiệt độ nước của hồ Goluboe rộng 135 mét này quanh năm chỉ duy trì đúng một mức nhiệt là 9 độ C mà không đóng băng. Trong khi đó, nồng độ đá vôi hòa tan trong hồ cao đến đáng kinh ngạc.
Ở dưới hồ còn có loại tảo phát ra ánh sáng đến kỳ lạ. Phải chăng hồ nước được cho là sâu gần 300 mét này (kết quả đo đạc ban đầu, chưa chính thức của các nhà khoa học) quá tối để sinh vật bên dưới nó phải tự sáng!
Sau nhiều cuộc lặn, bất chấp dòng nước lạnh và sự đen tối của hồ Goluboe, các nhà khoa học mới phát hiện được hệ thống hang động dày đặc tại đây.Vì có hệ thống hang động sâu nhất từng được biết trên Trái Đất này mà công cuộc xác định độ sâu thực sự của hồ gặp quá nhiều khó khăn.Chưa hết, điều khiến các nhà khoa học "đau đầu" nhất là họ không thể tìm thấy nguồn nước ngầm chảy vào hồ nước.
Tuy nhiên với mong muốn giải mã bí ẩn tại đáy hồ Goluboe mà nhiều nhà khoa học và thợ lặn chuyên nghiệp đã bất chấp những nguy hiểm về tính mạng để ngâm mình trong làn nước lạnh 9 độ C và đầy mùi H2S (mùi trứng thối).
Bi kịch xảy đến vào ngày 13/1/2012, khi Andrei Rodionov, một thợ lặn chuyên nghiệp 39 tuổi của Nga, gặp nạn trong quá trình lặn đầu tiên khám phá đáy hồ Goluboe.
Vì điều kiện khắc nghiệt tại hồ Goluboe nên có nhiều tranh cãi xoay quanh cái chết của Andrei Rodionov. Có người cho rằng ông thiếu oxy trong quá trình lặn sâu và không lên mặt nước kịp.Lại có người cho rằng ông bị đuối nước và dẫn đến cái chết thương tâm.
Rất may, thợ lặn người Anh Martin Robson, lặn cùng Andrei Rodionov, đã được chăm sóc chuyên sâu và hồi phục sau đợt lặn kỷ lục xuống 209 mét.
Nguy hiểm luôn cận kề là thế, nhưng rất nhiều nhà khoa học trên thế giới, vì mong muốn khám phá bí mật thực sự của hồ Goluboe, mà tham gia dự án "Blue Lake Awareness Project" để giải mã đến cùng chiếc "hồ không đáy" tại Nga này.
Hồ không có đáy Sobolkho ởSiberiaTương tự, nhiều thế kỷ nay, hồ Sobolkho ở Siberia đã gắn liền với hàng trăm truyền thuyết bí ẩn và không kể xiết những đồn thổi “tai tiếng”: là thủ phạm của tất cả những vụ mất tích, là nơi tề tựu của hồn ma chết oan... Và đặc biệt, chưa bao giờ người ta đo được đáy hồ.
Dân trong vùng Buryatia, bất kể đàn ông hay đàn bà, người già hay trẻ nhỏ, tuyệt nhiên không ai dám bén mảng quanh khu vực hồ Sobolkho. Chẳng những người ta e ngại về bí mật “không đáy” mà còn khiếp sợ bởi hàng trăm câu chuyện hư thực được thêu dệt quanh đây.
Nếu chẳng may có 1 vụ mất tích bí ẩn của người hay gia súc thì nhất định, thủ phạm chỉ có thể là Sobolkho - dân làng luôn quả quyết như vậy cho dù chưa bao giờ kéo được xác từ đáy hồ. Rùng rợn hơn, những kẻ xấu số bị hồ nuốt chửng có khi lại nổi xác ở sông ngòi khác tận đâu đâu - một bí ẩn mà mấy trăm năm nay chưa ai có thể giải thích.
Đấy là chưa kể hàng đêm mặt hồ luôn phát ra ánh sáng màu hồng rực rỡ, được khẳng định là hồn ma bóng quế của những kẻ chết đuối đòi giải oan.
Từ thời Trung cổ, Sobolkho đã nổi danh là cái hố tham lam nuốt chửng người. Theo thống kê 10 năm trở lại đây, khoảng 300 con ngựa và 500 con bò đã “chui” xuống lòng hồ. Riêng mùa lũ năm 1999-2000 thì đã có 25 người mất mạng. Mấy năm qua số người chết đuối ở vùng nước này giảm nhiều, phần lớn là do mọi người luôn tránh xa nó như 1 bệnh dịch, và trẻ con thì tuyệt nhiên bị cấm bén mảng tới gần.
Dù vậy, bí ẩn mấy chục đời của hồ Sobolkho chẳng đủ sức làm nản lòng giới khoa học. Theo dự đoán của các nhà nghiên cứu Viện hàn lâm khoa học Nga (RAS), rất có thể Sobolkho là một điển hình của hiện tượng vùng địa lý khai thông tự nhiên, được liên kết với cấu trúc đặc biệt của lớp vỏ Trái Đất trên khu vực này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo