Khám phá

Bí ẩn đội quân sát thủ đáng sợ, sở hữu vũ khí tuyệt mật đằng sau Hoàng đế Ung Chính

Hành tung xuất quỷ nhập thần, thủ đoạn tàn nhẫn, tổ chức sát thủ kiêm mật vụ do Hoàng đế Ung Chính thành lập và chỉ chịu sự kiểm soát của ông đế bảo đảm an toàn cho bản thân cũng như chống lại những đảng phái đối địch.

Sóc nhỏ “phi thân” hái quả mâm xôi / “Dựng tóc gáy” trước cảnh rắn hổ mang chúa nôn ra trứng

Ảnh minh họa vua Ung Chính.

Trong khoảng thời gian Ung Chính đế tại vị vào thời nhà Thanh, có một cơ quan mật vụ đã trở thành nỗi ám ảnh của hầu hết các quan lại thời bấy giờ. Cơ quan này được biết đếnvới tên gọi "Niêm Can Xứ".

Theo chuyên trang phân tích lịch sử Trung Quốc Qulishi, Niêm Can Xứ đóng vai trò tương tự như Cẩm Y Vệ hay Đông Xưởng, Tây Xưởng thời nhà Minh. Hoạt động chủ yếu của cơ quan này là thăm dò, tình báo, giám sát quan lại, cung cấp thông tin cho Hoàng đế, từ đó bảo đảm quyền hành luôn tập trung trọn vẹn trong tay Thiên tử.

Ảnh minh họa.

Có giai thoại còn truyền lại rằng, Niêm Can Xứ vào thời Ung Chính từng là cái tên khiến cả quan lại lẫn bách tính vừa nghe đã không khỏi khiếp sợ.Bởi ngoài quyền hành "dưới một người trên muôn người\', tổ chức này còn được biết đến với việc sở hữu nhiều loại vũ khí "tối thượng" mà không phải nơi nào cũng có. Có thể kể đến trong đó làHuyết Trích Tử, một loại vũ khí bí ẩn đáng sợ trong lịch sử Trung Quốc cổ đại. Cho đến nay, tất cả những câu chuyện khác về loại vũ khí này đều chỉ là truyền thuyết hư cấu, thậm chí còn chẳng ai rõ Huyết Trích Tử bắt đầu xuất hiện từ đâu.

Trích Huyết Tử được coi là loại vũ khí có tầm sát thương chí mạng xa và rộng. Ảnh: Internet.

Dưới triều đại của vua Ung Chính,Niêm Can Xứ là đội sát thủ thân cận của Hoàng đế nhà Thanh, những thành viên của Niêm Cơ Xứ được tuyển chọn từ các thị vệ xuất sắc nhất trong Tử Cấm Thành, đặc biệt là lựa chọn từ con cháu của các công thần và có thân thủ tốt, võ công cao cường. Trích Huyết Tử là vũ khí đáng sợ mà các sát thủ Niêm Can Xứ sử dụng, có hình dáng như một chiếc lồng, được gắn các lưỡi đao xung quanh, có tầm sát thương chí mạng xa và rộng.

Hơn nữa, những người trong Niêm Can Xứ mỗi khi ra tay đều dùng thủ đoạn hết sức tàn nhẫn, bất luận già trẻ lớn bé đều không thể thoát thân.Theo một vài tài liệu dã sử, hai người anh em từng cùng tranh ngôi với Ung Chính năm nào là Bát Vương gia và Cửu Vương gia cũng chết dưới tay những người này.

 

Tương truyền rằng vua Ung Chính khi còn trẻ có sở thích trồng nhiều cây cối trong vương phủ. Vì vậy mỗi khi tới mùa hè ông đều bị tiếng ve kêu làm phiền. Khi đó, nhiệm vụ của những người trong Niêm Can Xứ chính là dùng gậy dính để bắt những con ve sầu trên cây. Cũng có lúc, công việc của họ là bắt chuồn chuồn, chuẩn bị mồi câu cho Ung Thân vương. Cái tên "Niêm Can Xứ" cũng có nguồn gốc từ đó.

Những người trongNiêm Can Xứ mỗi khi ra tay đều dùng thủ đoạn hết sức tàn nhẫn. Ảnh: Internet.

Mặc dù bên ngoài họ vẫn là những người chăm lo cho cuộc sống thường ngày của hoàng tử, nhưng mặt khác cũng bắt đầu giúp Ung Chính thăm dò tin tức khắp nơi, lung lạc các đại thần, diệt trừ phe đối lập, dần dần trở thành một cơ quan tình báo quy mô nhỏ. Vì vậy Ung Chính khi ấy bề ngoài dù tỏ ra không tranh giành kịch liệt, nhưng Niêm Can Xứ dưới trướng ông lại bận rộn vô cùng. Sau khi lên ngôi Hoàng đế, Niêm Can Xứ được sự ưu ái của nhà vua nên chính thức trở thành một cơ quan nằm trong Nội vụ phủ.

Tuy nhiên sau đó, nhiều tin đồn cho rằng, sự biến mất bí ẩn của đội quân sát thủ này cũng là bởi họ là những sát thủ thân cận nên nắm rõ nhiều chuyện xấu mà Hoàng đế Ung Chính đã làm trong cuộc chiến tranh giành vương vị. Do đó sau khi ông đăng cơ đã tận sát đội quân này để bịt miệng.Hoàng đế Ung Chính sau đó lập ra một đội sát thủ mới tương tự như vậy nhưng đặt tên là Trích Huyết Tử theo loại vũ khí mà họ sử dụng. Mục đích vẫn là để bảo vệ an toàn cho bản thân và giúp ông loại trừ những kẻ đối đầu để đạt được quyền lực thống trị tuyệt đối.

Trích Huyết Tử rất bí ẩn, nếu muốn lấy ví dụ cho một tổ chức tương tự như Trích Huyết Tử thì đó là Cẩm Y Vệ thời nhà Minh. Tuy nhiên, dù chức năng của hai tổ chức này khá tương đồng nhưng địa vị của họ lại khác xa nhau. Cẩm Y Vệ có thực quyền và danh tiếng lẫy lừng, nhưng Trích Huyết Tử lại là một tổ chức núp bóng lịch sử, không những sẽ không thể danh trấn thiên hạ mà còn để lại tiếng xấu ngàn năm, thậm chí sử sách cũng chẳng lưu lại vết tích tồn tại của tổ chức này.

Tổchức sát thủ mới mang tênTrích Huyết Tử có nhiệm vụ và quyền hạn tương tự Niêm Can Xứ. Ảnh: Internet.

Niêm Can Xứ hay Trích Huyết là tổ chức chỉ nghe lệnh Hoàng đế Ung Chính, trông có vẻ uy nghiêm nhưng thực chất lại bị trói buộc trên chính "chiến thuyền" của hoàng đế.

 

Tới thời kỳ Càn Long kế vị, vị Hoàng đế này cũng tiếp quảnTrích Huyết Tửtừ tay cha mình, tiếp tục dùng cơ quan ấy để quản chế quan viên, bao gồm cả các quan viên ở địa phương. Vào thời kỳ đầu, Càn Long tỏ ra bất mãn với chính sách cứng rắn của vua cha, vì vậy liền mắt nhắm mắt mở trong nhiều chuyện, khiến cho quan viên hủ bại, dân chúng oán thán.

Để tăng cường uy tín cho hoàng quyền, Càn Long sau đó không thể không học tập Ung Chính, tiếp tục dùng chính sách cai trị nghiêm khắc đối với quan lại, do đóTrích Huyết Tửtiếp tục được âm thầm trọng dụng. Thế nhưng khi về già, vị Hoàng đế ấy e ngại danh tiếng không mấy tốt đẹp của cơ quan mật vụ kia có thể ảnh hưởng tới tiếng tăm của bản thân nên càng lúc càng ít dùng.

Tới khi Gia Khánh kế vị, vì để dẹp yên lòng dân, chỉnh đốn triều cương, ông đã nhanh chóng tru diệt tham quan Hòa Thân ngay trong khoảng thời gian cử hành đại tang cho Càn Long, đồng thời cũng thanh trừng cả Trích Huyết Tử.

Niều tin đồn cho rằng, sự biến mất của đội quân sát thủ này cũng là bởi họ là những sát thủ thân cận nên nắm rõ nhiều chuyện xấu mà Hoàng đế Ung Chính đã làm trong cuộc chiến tranh giành vương vị.Vì vậy trong quá trình diệt trừ tham quan, Gia Khánh cũng tiện tay xóa sổ tổ chức có danh tiếng không mấy sạch sẽ đó.

Những người thuộc Niêm Can Xứ hay Trích Huyết Tử dù thoát chết sau những vụ thanh trừng thì cũng không còn được trọng dụng. Cơ quan đặc vụ khét tiếng từ thời Ung Chính này cũng vì vậy mà biến mất khỏi lịch sử.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm