Bí ẩn dòng sông 24km biến mất hoàn toàn trong 4 ngày
CLIP: "Tây du ký 1986" và câu chuyện cuộc đời về những nghệ sĩ đã vĩnh viễn ra đi / Vì Sao không làm đường thẳng tắp lên đỉnh núi?
Slims biến mất được coi là một trong những hiện tượng hiếm gặp xảy ra trong tự nhiên và đồng thời cũng là một minh chứng cho những mối lo ngại về tác động của biến đổi khí hậu lên cấu trúc địa lý Trái Đất.
Một dòng sông hai hình ảnh đối lập, khiến các nhà khoa học bất ngờ về hiện tượng lạ này.
Sông Slimschứa chan nước
Sông Slims nằm ở phía tây bắc Canada và được “nuôi dưỡng” từ nguồn nước của sông băng lớn Kaskawulsh. Dòng sông vốn chảy ra phía biển Bering của Bắc cực thì nay ngừng chảy và đổi dòng theo hướng đông nam về phía Thái Bình Dương.
Được ví là con sông có lượng nước rất lớn của Canada |
Bao bọc xung quanh Slims là đồi núi với nhiều cây và động vật quý |
Hàng trăm năm qua,Slims mang những dòng nước tan từ con sông băng Kaskawulsh, thuộc Yukon – lãnh thổ liên bang nhỏ nhất của Canada – đến sông Kluane, và sau đó tới dòng Yukon, tại đây, nó bắt đầu hành trình về đưa nước về với biển Bering.
Slims cũng là địa điểm thú vị của nhiều du khách |
Tuy nhiên, Chỉ trong vòng 4 ngày con sông với nguồn nước dồi dào đã biến mất thay vào đó là bãi đât rộng lớntrơ trọi sỏi đá. |
Sông Slims đột ngột biến mất chỉ còn trơ trọi sỏi, đá
Vào mùa xuân năm ngoái, băng ở các con sông đột ngột tan nhanh chóng, điều này đã khiến dòng chảy của nước chuyển sang một hướng khác, điểm đến cuối cùng của nó là Gulf of Alaska, cách xa thượng nguồn tới hàng ngàn km.
Dòng sông đột ngột chuyển hướng xa cách thượng nguồn hàng ngàn km |
Tìm hiểu nguyên nhân ban đầu dẫn đến sự biến mất nhanh chóng của dòng sông này, các nhà khoa học cho rằng, việc băng tan đột ngột đã chuyển hướng dòng chảy của nó sang một lối khác, xóa đi vĩnh viễn cái tên Slims trên bản đồ sông ngòi của Canada.
Slims đã không còn trên bản đồ sông ngòi của Canada |
Đã có rất nhiều tài liệu ghi chép lại những biến đổi của các lục địa do hiện tượng băng tan ngày càng mạnh mẽ ở các dòng sông, tuy nhiên, việc biến mất hoàn toàn vô cùng đột ngột của một con sông lớn như vậy chỉ xảy ra cách đây 350 năm.
Giáo sư Dan Shugar tại trường Đại học Washington Tacoma cho biết: "Các nhà địa chất học đã nhìn thấy cảnh tượng tương tự từ hàng trăm năm trước đây, tuy nhiên không ai trong số tôi và những đồng nghiệp trong nhóm nghiên cứu giải thích được tại sao hiện tượng này lại xảy ra vào những năm của thế kỷ 21, ngay trước mắt chúng ta".
Slims giờ đây không còn là một dòng sông hàng ngày "gầm gừ" tiếng nước chảy nữa, nó chỉ còn là một hồ nước dài, và lượng nước cuối cùng trong lòng nó cũng đang cạn khô dần đi.
"Nước từ thượng nguồn trước đây cứ đua nhau đổ về Slims, tuy nhiên hiện tại, mọi thứ cứ im ắng lạ thường, Slims nay chỉ còn là một cái hồ chứa nước dài ngoằng". Giáo sư nói.
Slims nay đã biến thành hồ nước dài loằng ngoằng, xung quang là đất đá |
Mặc dù còn nhiều thắc mắc liên quan đến sự biến mất của dòng sông, tuy nhiên các nhà khoa học cho biết rất khó để tiếp cận được dòng sông vì nó ẩn chứa rất nhiều nguy hiểm.
"Tiếp cận con sông là một việc làm khá nguy hiểm bởi đặt chân xuống đó đồng nghĩa với việc chúng ta đang bước đi trên lớp trầm tích cổ xưa, ai mà biết được chúng ta có thể hút xuống lòng sông bất cứ lúc nào", giáo sư nói thêm.
"Mỗi ngày trôi qua, chúng tôi nhận ra mức nước trong lòng sông đang từ từ rút xuống. Điều đáng nói là nhóm nghiên cứu đã tìm thấy một vết nứt sâu khoảng 30m chạy qua sông Slims".
Dòng Kluane trước đây được "uống no nước" từ con sông Slims, vào mùa hè năm ngoái mực nước ở đây đã giảm xuống chỉ còn một nửa, dự đoán mực nước này còn tiếp tục giảm khi "nguồn sống" của nó đã biến mất.
Có thể đó là quá trình tự điều chỉnh lại của chính nó hoặc cũng có thể là do sự nóng lên của Trái Đất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Cả gan trộm đồ ăn của sư tử, linh cẩu nhận cái kết thê thảm
Đi câu cá, người đàn ông ‘sốc’ khi thấy ‘thủy quái’ hình thù kì dị, người dân địa phương cũng không hề biết
‘Choáng’ với những chiếc bút làm từ ‘sắt của trời’ hơn 4 tỷ năm tuổi, có giá cao ngất ngưởng
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!