Bí ẩn gia tộc chỉ có 1 ngón chân, tay
Những điều kỳ lạ dễ thấy ở Nhật Bản / Kỳ lạ thành phố con người sống cùng với... lợn rừng
Anh Nguyễn Văn Bình (45 tuổi), thế hệ thứ 3 trong gia tộc kể: "Ngày trước, ông nội dị tật 1 ngón tay, 1 ngón chân. Sau khi lấy vợ sinh rất nhiều con nhưng chỉ có cha tôi di truyền tật 1 ngón. Cha mẹ tôi có 5 người con, tôi và 1 người đã mất cũng chỉ có 1 ngón, còn 3 đứa em gái thì tay chân lành lặn".
Người đàn ông này có 3 người con. Con gái lớn giống mẹ bình thường, còn người thứ 2 và con trai mới sinh được gần 6 tháng lại mang di truyền của gia đình. Anh Bình không hiểu vì sao nhiều thế hệ trong gia đình dị tật 1 ngón. Theo lời kể của anh Bình, ông nội anh tên ông Nguyễn Văn Cộng. Thời trẻ tuy dị tật 1 ngón nhưng bù lại, ông Cộng có sức khoẻ hơn người và đi đứng nhanh thoăn thoắt.
"Ông nội tôi đi làm thuê, bốc vác, lội sông, làm ruộng… không hề thua một thanh niên nào trong làng. Nhờ có sức khoẻ cường tráng nên ông nội rất được nhiều chủ thương kêu làm để có tiền công", anh Bình tự hào nói về ông nội của mình. Sau khi tham gia kháng chiến, ông Cộng trở về quê hương và được giao phụ trách huấn luyện cho thanh niên và giữ chức thư ký xã. Ông Cộng viết chữ rất đẹp. Sau đó, ông Cộng kết hôn cùng bà Nguyễn Thị Anh và sinh 5 người con. Đời thứ 2 chỉ có cha anh Bình và 1 người đã mất dị tật 1 ngón.
Anh Bình với đôi bàn tay chỉ một ngón và hai chân anh cũng có một ngón. |
"Lúc sinh con gái lớn, thấy con bình thường nên vợ chồng sinh thêm cháu thứ 2, nào ngờ dị tật 1 ngón. Đến đứa con trai thứ 3 cũng giống cha", anh Bình nói. Cũng theo lời anh, do dị tật nên rất khó làm những công việc nặng nhọc vì đi lại khó khăn. Lúc trước có người thấy hoàn cảnh khó khăn, đã thuê anh Bình bốc vác, mỗi ngày 120.000-150.000 đồng. Còn hiện nay, anh ở nhà để đưa đón đứa con gái thứ 2 đi học. Chi phí sinh hoạt trong nhà đều nhờ vào đồng lương làm công nhân của vợ. Chị Trần Thị Tuyết Mai (vợ anh Bình) rất đau xót trước cảnh đứa con trai mới sinh được vài tháng nhưng lại dị tật.
"Lúc sinh đứa con gái thứ 2, gia đình không siêu âm. Đến khi sinh ra mới biết cháu dị tật giống cha. Còn khi mang bầu đứa thứ 3, lúc thai 6 tháng, tôi đi siêu âm thì bác sĩ bảo con tôi cũng chỉ có 1 ngón, nghe tới đó tôi khóc nức nở", chị Mai nói.
Tuy cuộc sống khó khăn, vợ chồng anh Bình vẫn cố gắng cho 2 đứa con gái đi học mong sau này có việc làm để đỡ nhọc nhằn. Ông Nguyễn Văn Chúng, công chức văn hoá - xã hội UBND xã Tam Ngãi cho biết: "Chính quyền địa phương luôn quan tâm đến gia đình anh Bình. Hiện anh đang nhận trợ cấp của xã. Năm 2013, chính quyền vận động được một doanh nghiệp xây Nhà tình nghĩa cho gia đình anh Bình, để họ có nơi sinh sống yên ổn".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'