Bí ẩn hố sâu 50 mét xuất hiện ở Siberia
Sự thật đằng sau bức ảnh voi Ấn Độ khổng lồ 'đánh nhau' trong sở thú / Kẻ đứng sau thuê 400 sát thủ âm mưu lấy "thủ cấp" Chu Nguyên Chương và cái kết chấn động lịch sử
![]() |
Miệng hố núi lửa lớn ởSiberia |
Đài truyền hình Vesti Yamal vô tình phát hiện ra miệng hố khổng lồ từ trên cao khi thực hiện nhiệm vụ trên không. Đó là một lỗ hổng giống như cái phễu, ước tính sâu ít nhất 50 mét ở một khu vực hẻo lánh trên bán đảo Yamal, ở Siberia.
Các nhà khoa học cho biết đó là một miệng núi lửa. Những tảng đất và băng xuất hiện hàng trăm mét xung quanh cái phễu, hé lộ sự thật về quá trình hình thành miệng núi lửa. Khí metan tích tụ lâu năm trong lớp băng vĩnh cửu trong khu vực. Khi áp suất tăng, 'nắp' của miệng hố khổng lồ bị thổi bay và khí metan tích tụ hàng ngàn năm được giải phóng, gây ra vụ nổ kinh hoàng.
Giáo sư Vasily Bogoyavlensky, thuộc Viện Nghiên cứu Dầu khí Nga ở Moscow, cho biết: "Đây là một phát hiện độc nhất vô nhị, mang nhiều thông tin khoa học mà nhóm tôi chưa sẵn sàng tiết lộ. Chúng tôi phải tiến hành phân tích tất cả và xây dựng mô hình ba chiều".
![]() |
Hố sâu khoảng 50 mét xuất hiện sau vụ nổ lớn. |
Vị giáo sư người Nga trước đây từng tuyên bố rằng các hoạt động của con người, như khoan khí đốt có thể là một nhân tố hình thành nên các miệng núi lửa, đồng thời bày tỏ lo ngại về nguy cơ thảm họa sinh thái nếu có vụ nổ gần đường ống dẫn khí đốt, cơ sở sản xuất hoặc khu dân cư.
Một nhóm các nhà khoa học đã tiến hành cuộc thám hiểm để xem xét miệng hố hình trụ lớn phát hiện ở phía bắc Siberia trong thập kỷ qua.
Giáo sư Vasily Bogoyavlensky cho biết: "Chúng tôi đã biết khoảng bảy miệng núi lửa ở khu vực Bắc Cực. Năm cái trên bán đảo Yamal, một cái ở Yamal, và một ở phía bắc vùng Krasnoyarsk, gần bán đảo Taimyr. Chúng tôi có vị trí chính xác của bốn hố trong số đó. Nhưng tôi chắc chắn còn nhiều miệng núi lửa hơn trên Yamal, chúng ta chỉ cần tiếp tục tìm kiếm".
Việc thoát khí ra các hố xung quanh không phải là điều bình thường. Hiện tượng này có thể gây ra do sự nóng lên của vùng quanh năm đóng băng như Siberia.
Trên thế giới, Siberia nổi tiếng chủ yếu với mùa đông dài và khắc nghiệt, với nhiệt độ trung bình tháng 1 là −25 °C. Khu vực này có nhiều giá trị về cổ sinh vật học, vì nó chứa các cơ thể của những loài động vật thời tiền sử và được bảo quản trong tầng đất đóng băng vĩnh cửu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loài rắn lớn nhất thế giới, kể cả báo đốm và cá sấu cũng không phải là đối thủ, chúng khủng khiếp như thế nào?
Anh hùng duy nhất được suy tôn làm ‘Vị tướng Bồ Tát’: Bậc khai quốc công thần lẫy lừng triều Nguyễn
Tỉnh đầu tiên của Việt Nam có 5 thành phố: Là địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước
CLIP: Ớn lạnh trước cảnh cá sấu đoạt mạng trước mặt du khách
CLIP: Tấn công voi con, cá sấu suýt bỏ mạng vì phải hứng chịu cơn thịnh nộ của voi mẹ
CLIP: Đang uống nước, linh dương Impala bị cá sấu tập kích và cái kết