Bí ẩn hòn đảo 'nghĩa địa' nơi từng xảy ra hàng trăm vụ đắm tàu
Không phải Quan Vũ, nhân vật này mới thực sự là người đã sơ suất làm mất Kinh Châu / Nổi tiếng thần cơ diệu toán, khai quốc công thần thời Minh, Lưu Bá Ôn đã đoán trước được cái chết của mình như thế nào?
Nằm cách thành phố Halifax 300km về phía Đông Nam, thuộc tỉnh Nova Scotia (Canada), đảo Sable được hình thành từ cát, do đó có tên gốc Pháp là "L'île de Sable" (Đảo Cát).
Sable mang trong mình hình dáng kì lạ, trũng thấp trong một nơi biệt lập, các dải cát quá khổ cộng với sương mù thường xuyên xuất hiện và những cơn bão kéo đến đột ngột rồi mạnh dần lên. Trong lịch sử, nơi đây từng xảy ra 350 vụ đắm tàu bởi vậy nó được gán với biệt danh "Nghĩa địa của Đại Tây Dương".
Hòn đảo thiếu cây xanh tự nhiên, chỉ có những thảm thực vật thấp đang phát triển. Năm 1901 chính phủ Canada cho trồng 80.000 cây xanh để ổn định đất và giữ cát nhưng tất cả đều chết, thế nhưng chính phủ vẫn không đầu hàng, tiếp tục cho trồng cây trên đảo và kết quả cũng không mấy khả quan hơn khi chỉ có một cây thông Scotland duy nhất còn sống sót, mặc dù được trồng từ năm 1960 nhưng nó chỉ cao vài mét.
Đảo Sable được cho là đã hình thành từ giai đoạn cuối khi băng tích tụ trên thềm lục địa ở gần cuối thời kỳ băng hà. Đó là băng từ từ di chuyển như sóng xói mòn bờ biển phía tây và những đụn cát mới được thêm vào ở bờ biển phía đông, chúng liên tục thay đổi hình dạng dưới tác động của những cơn gió và bão mạnh. Hòn đảo này hiện có một số ao nước ngọt ở phía nam và hồ nước lợ gần trung tâm của đảo.
Tuy không phải là "đảo cát" lớn nhất trên thế giới, nhưng đây lại là một chiếc bẫy vô cùng nguy hiểm với các tàu thuyền qua lại trên Đại Tây Dương.
Do được hình thành từ bãi cát ngầm giữa vùng nước nông của thềm lục địa và biển cả, Sable có vị trí khá biệt lập.Thêm vào đó, dòng hải lưu lạnh Labrador khi chảy từ Bắc Băng Dương về đây sẽ kết hợp với dòng biển nóng tạo nên các khối sương mù dày đặc, thậm chí cả những cơn "cuồng phong" đáng sợ.
Vì thế, tàu thuyền khi di chuyển qua vùng đảo này sẽ bị mất phương hướng, đâm vào các chướng ngại vật và chìm xuống đáy đại dương.
Vụ đắm tàu đầu tiên xảy ra tại đây vào năm 1583. Đây là một trong những chiếc tàu được sử dụng trong cuộc thám hiểm vùng đất Canada của chính trị gia Vương quốc Anh- Humphrey Gilbert.
Khi cố vượt qua vùng đảo nguy hiểm này, chiếc tàu HMS Delight của Gilbert đã chìm sau khi bị mắc cạn trên một bãi cát của đảo Sable. Delight cứ thế bị nhấn chìm xuống độ sâu 10 mét và kéo theo 85 sinh mạng trong đó xuống đáy biển.
15 năm sau đó, chiếc thuyền Marquis de La Roche trở thành nạn nhân tiếp theo của hòn đảo này. Chỉ có duy nhất có 12 thuyền viên sống sót và lưu lạc trên đảo, cho đến năm 1603 họ mới được giải cứu.
Theo ghi nhận lịch sử, vụ đắm tàu cuối cùng xảy ra vào năm 1947, khi Manhasset cùng phi hành đoàn của mình vận hành chiếc tàu hơi nước qua vùng biển Đại Tây Dương.May mắn thay, nhờ có nhân viên cứu hộ tại trạm khí tượng, toàn bộ phi hành đoàn đều được cứu sống và an toàn quay trở về.Rất khó có thể quan sát thấy những xác tàu chìm xung quanh hòn đảo này, bởi chúng đều đã bị nghiền nát và chôn vùi sâu dưới cát.
Ngoài việc nổi tiếng với các vụ đắm tàu, đảo Sable còn là ngôi nhà của hơn 400 con ngựa hoang.Chúng chính là hậu duệ của những con ngựa khi xưa bị tịch thu từ chuyến hàng ở Acadians, khi đi ngang qua hòn đảo mà buộc phải để lại một cách bất đắc dĩ.
Vào năm 1871, một trạm khí tượng thủy văn đã được xây dựng trên Sable và quản lý bởi chính phủ Canada nhằm cung cấp thông tin về thời tiết cho các tàu thuyền. Nơi đây trở thành khu vực duy nhất có người sinh sống trên vùng đảo "hoang vu" này.
Hiện, chính phủ Canada đã công nhận đảo Sable như một công viên Quốc gia và bảo tồn quần thể sinh vật ở đây để phục vụ cho các nghiên cứu khoa học trong tương lai.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Thấy hổ bị xích, chó nhà 'diễu võ dương oai' và cái kết khiến người xem 'sốc'
6 bức ảnh hiếm, càng đẹp, càng đáng sợ, bạn sẽ được mở rộng tầm nhìn sau khi xem chúng
CLIP: Chuột cống 'khủng' chơi lớn, tấn công chó nhà và cái kết
CLIP: Đại bàng 'tung chiêu', tóm gọn rắn biển trong chốc lát
CLIP: Liều lĩnh săn voi, sư tử nhận cái kết 'đắng ngắt'
Tại sao thời xưa gọi người giúp việc là 'con sen'? Giờ vẫn dùng nhưng ý nghĩa hoàn toàn khác