Bí ẩn "kim tự tháp nổi" kỳ lạ nhất hành tinh: Gần 4000 năm giới khoa học mới "chạm" được vào nó
Phát hiện dị thường về nhiệt trong Kim tự tháp Kheops / Phát hiện công trình bí ẩn cổ hơn kim tự tháp
Nằm ở sa mạc phía tây của Ai Cập, kim tự tháp Lahun của Pharaoh Senusret II tọa lạc trong một khu vực được gọi là Ốc đảo Faiyum. Trong khi Đại kim tự tháp Giza được cho là di tích nổi tiếng nhất ở Ai Cập, thì ở giữa vùng đất khô cằn của đất nước này lại ẩn chứa một quần thể kim tự tháp không giống bất kỳ nơi nào khác.
Trích đoạn bộ phim tài liệu"Unearthed" (Khai quật) của Science Channel’s phát hành trong tháng 1/2021 cho thấy: Cấu trúc được đề cập - kim tự tháp của Pharaoh Senusret II thuộc Vương triều thứ 12 - là "kim tự tháp duy nhất từng được xây dựng trông giống như nó nổi trên mặt nước".
Được xây dựng vào khoảng năm 1870 trước Công nguyên, kim tự tháp Lahun của Senusret II là một tượng đài hùng vĩ được bao phủ bởi đá vôi sáng lấp lánh, cao 49 mét sừng sững trên sa mạc. Ở trên cùng, một viên đá granit đen được tạo ra mang ý nghĩa kết nối với thiên đường. Bên cạnh đó, một kim tự tháp nhỏ hơn - dành cho nữ hoàng, và 8 đài tưởng niệm mastaba bằng đá bao quanh.
Tất cả đều được bao bọc bởi một bức tường gạch bùn khổng lồ. Khu phức hợp này được cho là được bao quanh bởi nước, dường như trôi nổi trên sa mạc. Nó nằm trên sa mạc rộng lớn phía tây của Ai Cập. Người ta gọi đó là Ốc đảo Faiyum - một vùng màu mỡ của sa mạc Ai Cập.
Lăng mộ "bất tuân quy tắc" củaSenusret II
Senusret II (cai trị từ năm 1897 TCN đến năm 1878 TCN) là vị pharaoh thứ tư của Vương triều thứ 12 của Ai Cập, người đã ra lệnh xây dựng Kim tự tháp Lahun trước khi qua đời. Ông rất quan tâm đến vùng Ốc đảo Faiyum và bắt đầu xây dựng một hệ thống thủy lợi rộng khắp từ Bahr Yussef đến Hồ Moeris ở Trung Ai Cập. Mục đích của dự án của ông là tăng diện tích đất có thể canh tác ở khu vực đó và nhờ những nỗ lực của ông, nó sẽ vẫn là thủ đô chính trị của Ai Cập cho đến Vương triều thứ 13.
Suy nghĩ về bản chất nổi của kim tự tháp, nhà khảo cổ học hàng đầu thế giới, Giáo sư Salima Ikram chuyên ngành Ai Cập học thuộc Đại học Mỹ ở Cairo (Ai Cập) đã đề xuất một giả thuyết về cách vị pharaoh này ra lệnh xây dựng để làm cho kim tự tháp của mình trông giống như nó đang "nổi".
Bà nói: "Thật là một cảnh tượng kỳ vĩ với tất cả những người từng chứng kiến. Khi ngắm nhìn một kỳ quan giữa sa mạc như vậy - ngọn núi hình kim tự tháp được bao bọc bởi nước - chắc hẳn người ta sẽ không ngừng hỏi điều kỳ diệu nào đã tạc nên công trình như đang nổi giữa lòng sa mạc".
Lăng mộ của Senusret II, giống như của cha ông, có một chút khác biệt về mặt kiến trúc so với các kim tự tháp khác. Không giống như các kim tự tháp Giza được làm bằng các khối đá vôi nguyên tảng lớn, lăng mộ của Senusret II làm bằng gạch bùn, được nâng đỡ bởi một đế đá vôi. Để hoàn thiện hiệu ứng và bảo vệ bên trong gạch bùn, toàn bộ cấu trúc đã được bao bọc trong một lớp đá vôi bên ngoài.
Các viên đá ốp bên ngoài được gắn lại với nhau bằng cách sử dụng kỹ thuật độc đáo của người Ai Cập cổ đại. Sau cùng, một rãnh được đào xung quanh lõi trung tâm được lấp đầy bằng đá để làm cống nước.
Lớp phủ đá vôi trong cống nước này cho thấy rằng Pharaoh Senusret II đã tính toán đến việc công trình bị nước ăn mòn và tìm cách ngăn chặn.
Việc cho chân kim tự tháp ngập nước đã tạo nên hiệu ứng kim tự tháp nổi giữa vùng nước tại sa mạc Ai Cập. Theo thời gian, nước tại đây cạn dần nhưng với những người sống ở thời cách đây gần 4000 năm, họ đã được chiêm ngưỡng tuyệt tác giữa lòng sa mạc nóng bỏng.
Các chuyên gia và nhà làm phim "Unearthed" của Science Channel’s cho biết, hệ thống máy ảnh của họ "lần đầu tiên được cấp quyền truy cập độc quyền vào hoạt động mạo hiểm bên trong siêu công trình kỳ lạ này".
"Chúng tôi sẽ giải mã các cấu trúc ngầm bên trong kim tự tháp, để tìm ra các đường hầm ẩn của nó, khai quật các đặc điểm kỹ thuật đáng kinh ngạc của kim tự tháp và khám phá kho báu đã mất từ lâu để giải đáp bí ẩn gần 4000 năm về kim tự tháp kỳ lạ nhất thế giới này".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 500 anh em trâu rừng quyết tử chiến với con 11 sư tử cướp lại con non và cái kết đầy bất ngờ
CLIP: Cuộc chiến ngoạn mục, bê con đơn độc lật ngược tình thế trước bầy sói
Tại sao Từ Hi được mệnh danh là 'mỹ nhân đẹp nhất nhà Thanh'? Sau khi xem những bức ảnh năm 18 tuổi của bà thì mới rõ
Một hành tinh rất gần Trái Đất có thể đầy cá đang bơi lội?
Loại gỗ quý nhưng 'vô sinh' từng được đồn đoán chữa khỏi bệnh ung thư, cả Việt Nam chỉ còn 162 cây, đó là gỗ gì?
CLIP: Chó sói thoát chết ngoạn mục khi bị bầy chó nhà bao vây cắn xé