Khám phá

Bí ẩn 'kinh hoàng' về đấu trường La Mã cổ của nữ chiến binh

Vốn dĩ mọi người đều cho rằng nam giới mới là những chiến binh phải chiến đấu trong các đấu trường La Mã cổ, thế nhưng bằng chứng khảo cổ đã tiết lộ điều bất ngờ.

Vương quốc cổ thần bí giữa lòng sa mạc Trung Quốc và sự biến mất không lời giải đáp trong hàng nghìn năm qua / Bí ẩn đằng sau lần cháy của lăng mộ Khang Hi khiến Từ Hy Thái Hậu lo sợ

Đấu trường La Mã vốn nổi tiếng là "đấu trường sinh tử", nơi xảy ra các cuộc chiến sinh tồn làm thú mua vui cho tầng lớp thống trị thời bấy giờ khi đem mạng sống của con người ra tiêu khiển, thế nhưng phát hiện mới đây còn tiết lộ bí mật rùng rợn hơn nữa!

Hãy cùng khám phá bí mật này qua bài viết dưới đây:

Người Celt là một nhóm đa dạng các bộ lạc, bộ tộc và dân tộc thời kì đồ sắt và thời kì đầu Trung Cổ ở châu Âu đã mở rộng phạm vi lãnh thổ sính sống của mình ở phần lớn miền trung châu Âu cho tới giữa thiên niên kỷ 1 SCN.

Đội quân Celt - quân đội hùng mạnh nhất châu Âu trước khi bị đế chế La Mã khuất phục

Khi đó, thế lực hùng mạnh đế chế La Mã và Cuộc Đại Di dân (Thời kỳ Di dân của các dân tộc Đức) thì nền văn hóa của người Celt mới bị giới hạn ở Ireland, các phần phía tây và phía bắc của Vương quốc Anh và miền Bắc nước Pháp.

Nữ chiến binh Celt. Ảnh: Snap361

Người Celt có vóc dáng cao lớn, tóc sáng màu và có thể lực rất tốt, nổi tiếng thông minh, tàn bạo, dũng cảm và là thế lực quân đội hùng mạnh nhất châu Âu (Trước khi bị người La Mã đánh bại).

Người Celt là những chiến bình hiếu chiến thường xảy ra các cuộc chiến tranh nội bộ giữa các bộ lạc người Celt và cả với người La Mã, Hy Lạp. Thất bại của người Celt trong chiến tranh xứ Gallia với người La Mã đã khiến nhiều nhiều người Celt trở thành nô lệ.

Cuộc chiến Gallia (từ năm 58 đến 51 TCN) là một chuỗi những chiến dịch quân sự và viễn chinh do Julius Caesar chỉ huy vào xứ Gallia vốn là "cái gai" trong mắt đế chế La Mã.

Nữ chiến binh đánh nhau như đàn ông tiết lộ sự thật đáng sợ ở đấu trường La Mã! - Ảnh 2.

Bức họa thủ lĩnh Vercingetorix của bộ lạc Celt đầu hàng Caesar được vẽ bởi họa sĩ Lionel Royer (1852-1926). Ảnh: Lexicolatry

Trong cuốn sách Commentari de Bello Gallico do chính Caesar ghi chép (mà sau này trở thành tài liệu lịch sử vô cùng quan trọng) cũng đề cập chi tiết tới các chiến binh Celt và phương pháp chiến đấu của họ.

 

Trong đó có đề cập tới những chiến binh hoang dã (berserker) người Celt, vũ khí và chiến thuật chiến đấu của họ, "biết người biết ta, trăm trận trăm thắng" nên đây có lẽ là yếu tố giúp cho Caerar dành được chiến thắng trong các cuộc chiến Gallia.

Nữ chiến binh Celt chiến đấu như nam nhi để bảo vệ mạng sống của mình

Hình ảnh các nô lệ chiến đấu đến chết trong các đấu trường La Mã với các nô lệ khác (tới từ nhiều bộ lạc) có lẽ là điều không hề lạ lẫm gì, có rất nhiều bộ phim đã đề cập tới điều này. Thế nhưng câu chuyện về một nữ chiến binh chiến đâu như nam giới thì rất hiếm.

Nữ chiến binh đánh nhau như đàn ông tiết lộ sự thật đáng sợ ở đấu trường La Mã! - Ảnh 3.

Bộ lạc Celt. Ảnh: Motionelements

Đối với nam giới, để có thể tồn tại trong các cuộc chiến một mất một còn vô cùng đẫm máu như vậy đã là rất khó khăn, khốc liệt, vậy nên đối với phụ nữ, điều này sẽ còn khó khăn gấp bội.

 

Trong seri 3 phần về Epic Warrior Women (thiên anh hùng ca về các nữ chiến binh mang tính biểu tượng nhất lịch sử) của kênh Smithonsian Channel đã đề cập tới những chiến binh như vậy, ở phần 2 của seri đã kể lại câu chuyện của nữ chiến binh Celt có tên Ardala.

Vào thế kỷ 2 SCN, cô bị bắt làm nô lệ từ những cuộc chiến tranh mà đế chế La Mã tiến hành nhằm vào các dân tộc, bộ lạc thiểu số, sau đó cô bị đem nhốt vào ngục tối cùng với các nô lệ khác.

Nữ chiến binh đánh nhau như đàn ông tiết lộ sự thật đáng sợ ở đấu trường La Mã! - Ảnh 4.

Đấu trường La Mã. Ảnh: Ancient Origins

Người La Mã vốn nổi tiếng với trò tiêu khiển tàn bạo và hoang dã trong các đấu trường La Mã (gladiatorial game), họ thường nhốt các tù binh lại làm nô lệ và bắt họ chiến đấu vì mạng sống của chính mình (có thể với nhau hoặc với dã thú).

Seri Epic Warrior Women đã tiết lộ một câu chuyện vĩ đại chưa từng được kể lại trước đó về nữ chiến binh Ardala sau khi các nhà sử học và khảo cổ học khám phá ra bằng chứng cho thấy nhiều phụ nữ cũng trở thành các chiến binh trong đấu trường.

 

Từ đó cho chúng ta một cái nhìn mới về thời kỳ đế chế La Mã thống trị và sự thật tàn bạo, đáng sợ trong các cuộc chiến ở đấu trường La Mã xưa.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm