Bí ẩn lăng mộ Madain Saleh nằm giữa sa mạc của Ả Rập Xê Út
Gần 800 năm, không ai biết lăng mộ Thành Cát Tư Hãn: Chìa khóa duy nhất là "con lạc đà" / Góa phụ bí ẩn đã cung cấp 100 tấn thủy ngân trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng: Là thương gia giàu có, bà chủ của mỏ khoáng sản lớn nhất nước Tần cách đây hơn 2.000 năm
Madain Saleh nằm cách thị trấn Al-`Ula 20 km về phía tây bắc và cách Medina 500 km về phía đông nam. Nó nằm trên một khu vực bằng phẳng, dưới chân của cao nguyên bazan là một phần của dãy núi Hijaz. Phía tây và tây bắc của khu vực có một mạch nước ngầm ở độ sâu 20 mét. Nơi đây là một điểm đáng chú ý của phong cảnh sa mạc với những phiến đá sa thạch nhiều kích thước và chiều cao khác nhau. Dựa trên nhiều nguồn tư liệu và chữ khắc trên lăng mộ, Madain Saleh được xây dựng và phát triển khu dân cư xung quanh trong khoảng thời gian từ năm 1 TCN.
Những ngôi mộ ở Madain Saleh được chạm khắc bằng tay với các công cụ thô sơ vào những tảng đá sa thạch khổng lồ bên ngoài Al Ula, Ả Rập Saudi. Một số ngôi mộ không bao giờ được hoàn thành, nhưng những ngôi mộ đều có một điểm chung về thiết kế - phía trên cửa vào lăng mộ, là những bậc thang với mục đích dẫn người cư ngụ trong lăng lên thiên đường. Tại đây có các di vật của Vương quốc Nabatea (thế kỷ thứ I) và nó chính là khu định cư lớn nhất ở phía nam của vương quốc, chỉ sau thủ đô của vương quốc là Petra. Ngoài ra, một số dấu tích liên quan đến giai đoạn Lihyan và Đế quốc La Mã cũng đã được tìm thấy tại đây.
Trong lịch sử, toàn bộ khu vực này nằm ở vị trí tuyến đường thương mại chiến lược nối phía nam Ả Rập với các địa điểm quan trọng ở phía bắc, như Iraq, Syria, Ai Cập và Jordan. Khu vực này bao gồm Vương quốc Nabataean, chạy từ nam Ả Rập dọc theo Biển Đỏ đến tận Jordan đến Damascus, Syria. Người Nabataeans ban đầu là những người du mục chăn nuôi cừu, dê và lạc đà trên sa mạc như nhiều bộ lạc Ả Rập khác đã làm trong nhiều thiên niên kỷ. Tuy nhiên sau đó họ quyết định sinh sống tại các ốc đảo, sử dụng các giếng đào trong đá để làm nông nghiệp. Nguồn gốc của họ cho tới nay vẫn chưa được xác nhận cụ thể, nhưng có nhiều khả năng tổ tiên của họ đến từ vùng Hejaz, tây bắc Ả Rập Saudi. Các vị thần mà họ tôn thờ tương tự như những vị thần được các nền văn hóa cổ đại trong khu vực. Từ thuở sơ khai trong lịch sử, họ đã có mối liên hệ với Mesopotamia và có thể là người Ả Rập Nabatu được người Assyria nhắc đến vào thế kỷ thứ tám trước Công nguyên. Họ là người có cuộc sống khổ hạnh với những luật lệ hà khắc. Họ cũng được biết đến với khả năng đi sâu vào sa mạc đó để trốn tránh các bộ tộc khác và kẻ thù.
Tuy nhiên cũng có nhiều nguồn tài liệu cho rằng người Nabataeans ban đầu là những người Bedouin du mục, sau đó họ trở nên giàu có từ việc đánh thuế đối với các đoàn lữ hành đi qua lãnh thổ của họ - họ nắm quyền kiểm soát phần lớn hoạt động buôn bán gia vị trong khu vực. Nhũ hương, myrrh và các loại gia vị khác từ miền nam Ả Rập đã được đưa lên phía bắc dọc theo các tuyến đường thương mại để người Hy Lạp, người La Mã Ai Cập, người Phoenicia và những người khác xung quanh Địa Trung Hải và Cận Đông mua. Người Nabataeans đã xây dựng đế chế của họ với tư cách là người trung gian. Hegra là ngã tư nơi con đường hương chính bắc nam giao với con đường từ Biển Đỏ đến Vịnh Ba Tư.
Madain Saleh là nơi có hơn 130 ngôi mộ như vậy. Sau khi người Nabataean bị Đế chế La Mã tiếp quản, vận tải thay thế rẻ hơn và nhanh hơn qua Biển Đỏ đã trở thành phương thức ưu tiên cho các chuyến hàng thương mại, trái ngược với việc phải vật lộn với các yếu tố khắc nghiệt của điều kiện đoàn lữ hành trên sa mạc. Khi hoạt động buôn bán trên sa mạc giảm, nền văn minh Nabataean thịnh vượng một thời cũng bị ảnh hưởng và suy yếu.
Năm 2008, Madain Saleh trở thành Di sản quốc gia và và là Di sản thế giới của UNESCO đầu tiên tại Ả Rập Xê Út. Nó như là một minh chứng về Hậu kỳ cổ đại, đặc biệt là hơn 130 cấu trúc đá cắt vô cùng hoành tráng và công phu với những mặt tiền được trang trí minh chứng cho thời kỳ phát triển của Vương quốc Nabatea. Lịch sử lâu dài khiến cho các nền văn minh từng định cư tại đây đặt ra một số tên khác nhau. Theo tài liệu tham khảo của sử gia Strabo và các nhà văn Địa Trung Hải khác thì Hegra là cái tên đã được sử dụng dưới thời Vương quốc Nabatea. Cái tên hiện tại có liên quan đến vị Tiên tri và sứ giả trong đạo Hồi là Saleh. Trong khi đó, cái tên Al-Hijr (tiếng Ả Rập: الحجر, "Vùng núi đá" hoặc "Nơi có nhiều đá") cũng được sử dụng để mô tả địa hình nơi đây.
Lăng mộ mang tính biểu tượng nhất của Madain Saleh là Qasr al-Farid, một ngôi mộ duy nhất được chạm khắc vào một khối đá duy nhất nằm trơ trọi ngoài trời. Tuy nhiên, mặt tiền của nó chưa bao giờ được hoàn thiện. Lăng mộ này cao 4 tầng, điều đó có nghĩa là nó được dành cho một người giàu có và có địa vị trong xã hội. Không giống như những ngôi mộ khác trong khu vực xung quanh, Qasr al-Farid có bốn cột trụ thay vì hai. Qasr al-Farid là một trong những ngôi mộ nổi tiếng nhất ở Madain Saleh, và được đặt tên như vậy do thực tế là nó hoàn toàn biệt lập với các lăng mộ khác trong khu vực. Đây là điều bất thường, vì hầu hết các ngôi mộ hoành tráng ở Madain Saleh được tìm thấy đều được làm theo nhóm, như lăng mộ Qasr al-Bint , lăng mộ Qasr al-Sani và lăng mộ ở khu vực Jabal al-Mahjar.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?