Bí ẩn mỏ kim cương lớn nhất thế giới, trữ lượng khổng lồ có thể đáp ứng nhu cầu của toàn cầu trong 3.000 năm
Người xưa bảo quản thực phẩm thế nào khi chưa có tủ lạnh? / Thời xưa không có điện, con người phải đọc sách dưới ánh nến hoặc đèn dầu nhưng tại sao có rất ít người bị cận thị?
Phát hiện từ những năm 1970, chính phủ Liên Xô thời bấy giờ đã quyết định giữ bí mật về mỏ kim cương này để bảo vệ ngành công nghiệp đá quý của mình. Thay vì khai thác, họ tập trung vào việc phát triển công nghệ sản xuất kim cương nhân tạo.
Mãi đến năm 2012, Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng vật học gần Novosibirsk mới chính thức công bố sự tồn tại của mỏ kim cương khổng lồ này. Việc tiết lộ bí mật này xuất phát từ kỳ vọng rằng Nga có thể tận dụng nguồn tài nguyên đặc biệt này để giành lợi thế trên thị trường kim cương toàn cầu.
Ảnh minh họa.
Miệng núi lửa Popigai, nơi chứa đựng nguồn kim cương dồi dào, được hình thành bởi một vụ va chạm thiên thạch khổng lồ cách đây 35 triệu năm. Với đường kính khoảng 100 km, Popigai được UNESCO công nhận là một trong những công viên địa chất quan trọng nhất thế giới.
So với các miệng núi lửa khác như Chicxulub, Soderbury hay Friedberg – vốn đã bị biến dạng hoặc ăn mòn nghiêm trọng – Popigai vẫn giữ được cấu trúc nguyên vẹn, giúp các nhà khoa học dễ dàng nghiên cứu và đánh giá trữ lượng khoáng sản tại đây.
Kim cương tại Popigai không giống với kim cương thông thường. Chúng được hình thành khi thiên thạch lao xuống bề mặt Trái Đất với tốc độ cực lớn, nén chặt các lớp than chì trong vỏ địa cầu và tạo nên loại "kim cương va chạm" đặc biệt.
Theo các nghiên cứu, kim cương tại mỏ này có độ cứng trung bình cao hơn 58% so với kim cương thông thường, kích thước lớn hơn và đặc biệt phù hợp cho các ứng dụng công nghiệp, khoa học. Hiện nay, nguồn kim cương chất lượng cao phục vụ công nghệ vẫn rất khan hiếm, khiến phát hiện này càng trở nên quan trọng.
Trữ lượng kim cương tự nhiên được xác nhận trên thế giới hiện nay chỉ khoảng 2,5 tỷ carat. Trước thế kỷ 21, giá kim cương gần như bị kiểm soát bởi một số tập đoàn lớn. Tuy nhiên, khi Nga và Úc bắt đầu khai thác những mỏ kim cương khổng lồ, thế độc quyền này dần bị phá vỡ.
Hiện nay, hơn 30 quốc gia trên thế giới khai thác kim cương, với tổng sản lượng hàng năm khoảng 100 triệu carat. Tuy nhiên, con số này vẫn quá nhỏ bé so với nguồn tài nguyên mà miệng núi lửa Popigai đang nắm giữ. Nếu được khai thác, trữ lượng hàng nghìn tỷ carat tại đây có thể làm thay đổi hoàn toàn ngành công nghiệp kim cương, thậm chí khiến kim cương trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.
Nga đang đứng trước cơ hội khai thác một trong những mỏ tài nguyên quý giá nhất hành tinh. Câu hỏi đặt ra là: Liệu họ sẽ tận dụng nguồn tài nguyên này như thế nào để định hình lại thị trường kim cương toàn cầu?
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: ‘Cười đau bụng’ trước cảnh khỉ đầu chó bị rắn dọa tới mức bất tỉnh
CLIP: Hổ dữ ‘nếm trái đắng’ khi cố gắng truy sát khỉ trên cây
CLIP: Người đàn ông tay không khống chế rắn hổ mang chúa dài 3 mét
CLIP: Đụng độ báo hoa mai, chó hoang châu Phi trả giá bằng cả tính mạng
CLIP: Thấy đồng loại bị hổ cắn xé, bò tót lao lại giải cứu nhưng cái kết mới 'choáng'
CLIP: Cá sấu liều lĩnh tấn công voi và nhận cái kết ‘đắng chát’