Bí ẩn mộ yểm tại nơi yên nghỉ của người 3 lần từ chối chức 'bộ trưởng' của vua Minh Mạng
"Tái sinh" nàng Shep-en-Isis từ xác ướp Ai Cập 2.600 tuổi / Quái vật chưa từng biết, giống "kẻ thù của Godzilla" bơi ngoài biển Nhật Bản
Tọa lạc tại số 28 đường Trịnh Hoài Đức, phường Trung Dũng (Biên Hòa - Đồng Nai), ngôi mộ cổ với lối kiến trúc hình voi phục độc đáo là nơi an nghỉ của đức ông Trịnh Hoài Đức. Ông là một vị công thần triều Nguyễn qua 2 đời vua Gia Long và Minh Mạng. Là người văn võ song toàn, ông được vua Minh Mạng giao làm thượng thư (chức vụ tương đương bộ trưởng) bộ Lại và bộ binh. Tuy nhiên, ông đã 3 lần từ chối vì sợ mình không làm tròn nhiều trọng trách cùng lúc. Nhưng sau nhiều lần vua tỏ lòng ưu ái, ông đành phải vâng mệnh.
Sau khi mất, theo di nguyện của ông, vua Minh Mạng cho đưa linh cữu về Gia Định. Tổng trấn Lê Văn Duyệt đã đích thân tới phúng điếu và phụ trách việc tang lễ. Trước đây, cả khu vực di tích này là quần thể mộ táng dòng họ Trịnh vì ngoài lăng mộ Trịnh Hoài Đức và chính thất họ Lê, nơi đây còn 11 ngôi mộ của thân tộc Trịnh Hoài Đức. Tuy nhiên, qua thời gian, quần thể di tích này đã bị người dân lấn chiếm, phá bỏ để xây dựng nhà ở. Hiện nay, trong khu di tích chỉ có mộ của đức ông Trịnh Hoài Đức và chính thất họ Lê được bảo tồn và săn sóc.
Vào tháng 10/2003, đơn vị thi công công trình đường ven công viên Biên Hùng phát hiện một ngôi mộ nằm theo hướng Bắc - Nam, cách di tích mộ Trịnh Hoài Đức khoảng 50m về hướng Bắc. Trong phạm vi huyệt mộ không tìm thấy quan tài hay di cốt như dự đoán mà chỉ phát hiện được một ít than tro, một ít tóc cùng 2 miếng kim loại (thiết khí) tròn có đường kính 2,5cm, đồng tiền có hình bàn tay và dòng chữ “Đại Gia Bảo”.
Ông Đỗ Đình Truật, một trong những nhà khảo cổ hàng đầu của Việt Nam và là người trực tiếp tham gia khai quật lăng mộ kết luận đây chính là ngôi mộ yểm, được xây dựng để bảo vệ lăng mộ Trịnh Hoài Đức. Về mặt tâm linh, khi xưa đây được xem là một phép trù yểm nhằm ngăn việc phá phách, đào bới, xâm phạm của kẻ thù. Những hiện vật này được đánh giá là có giá trị nghiên cứu về mặt lịch sử và văn hóa, đang được lưu giữ tại Bảo tàng Đồng Nai.
Phần trong khu di tích lăng mộ Trịnh Hoài Đức có một hình đầu linh thú được đắp nổi ở phần chân bình phong cũng được xem như biểu tượng giữ mã của phần mộ ông bà Trịnh Hoài Đức.
Ngôi mộ được xây bằng đá ong trộn với hợp chất, có thiết kế hình voi phục trên nền mộ hình chữ nhật, đầu voi hướng về phía bia đá. Ở ngôi mộ của ông có sự hòa quyện hài hòa giữa hai nền văn hóa Trung - Việt.
Trước khu vực sân tế và cửa mộ, có bình phong đắp nổi hoa văn Long Mã trên nền cảnh vân mây và sóng nước. Đây là một trong những nguyên tắc phong thủy xưa về việc xây dựng lăng mộ dành cho các vị đại công thần dưới thời nhà Nguyễn.
Ngoài ra, cách khu lăng mộ chính không xa còn có 11 ngôi mộ khác thuộc thân tộc đức ông Trịnh Hoài Đức. Những ngôi mộ có thể đã bị phá bỏ hoặc có phần xuống cấp nằm lọt thỏm giữa khu dân sinh hướng mặt ra phía công viên Biên Hùng.
Hai ngôi mộ này được cho là mộ con trai và con dâu của ông Trịnh Hoài Đức. Lối kiến trúc của ngôi mộ thuộc loại hình song táng này cũng giống như bao ngôi mộ cổ khác, gồm bình phong tiền rồi đến sân tế và cửa mộ. Phía sau cửa mộ là am thờ và nấm mồ hình voi phục như của ông bà Trịnh Hoài Đức nhưng bé hơn.
Trái lại với số phận 11 ngôi mộ của các thân tộc thì di tích lăng mộ Trịnh Hoài Đức đang được giao cho ông Nguyễn Đức Thùy trông coi và được xây rào chắn ngăn cách kỹ càng.
Theo người dân quanh khu vực di tích chia sẻ: “Từ khi có ông Thuỳ chăm sóc, khu di tích lăng mộ đức ông Trịnh Hoài Đức đã trở nên khang trang, xanh và sạch sẽ hơn, tạo không gian thoải mái cho khách viếng thăm”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'