Khám phá

Bí ẩn ngôi mộ của thích khách nổi tiếng nhất Trung Hoa, bị xử tử vì ám sát Tần Thủy Hoàng bất thành

Truyền kì về vụ việc thích khách này suýt đoạt mạng Tần Thủy Hoàng cho đến nay vẫn được lưu truyền.

Vua chúa Trung Hoa xưa khi chết thường bắt người sống phải chết cùng, vì lý do gì Tần Thủy Hoàng lại dùng tượng binh mã để tuẫn táng? / Thế gian vật đổi sao dời nhưng lăng mộ ngầm ngàn năm của Tần Thủy Hoàng vẫn bất khả xâm phạm: Biết lý do càng thêm phần ngỡ ngàng và thán phục

Tần Thủy Hoàng (259 TCN - 210 TCN) là vị hoàng đế nổi tiếng và quyền lực bậc nhất trong lịch sử phong kiến Trung Hoa. Ông chính là người đã tiêu diệt sáu nước chư hầu, chấm dứt thời kỳ Chiến Quốc vào năm 221 TCN và trở thành Hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa.

Chân dung hoàng đế Tần Thủy Hoàng

Để đi lên được vị trí đó, Tần Thủy Hoàng không tránh khỏi việc gây thù chuốc oán với nhiều người và một trong số đó là Thái tử Đan của nước Yên. Cả hai từng là là bạn khi cùng bị bắt làm con tin ở nước Triệu. Cho đến khi thái tử Đan trốn khỏi Triệu về Yên thì quân đội Tần đã tiến sát tới biên giới Yên. Vì quân lực yếu nên thái tử Đan cùng Điền Quang âm mưu ám sát Tần Thủy Hoàng, đem trọng trách này giao cho 2 vị tướng là Phàn Ư Kỳ và Kinh Kha. Phàn Ư Kỳ vốn từng phục vụ dưới trướng vua Tần nhưng bị thất sủng nên vua muốn lấy đầu. Phàn tướngquyết định tự sát để Kinh Kha đem đầu của mình và bản đồ nước Yên tới Tần quốc, tiếp cận Tần Thủy Hoàng.

Tranh minh họa khoảnh khắc Kinh Kha ám sát Tần Thủy Hoàng

Trong lúc dâng bản đồ cho Thủy Hoàng Đế giữa triều, Kinh Kha đã giấu thanh chuỷ thủ tẩm thuốc độc mà Thái tử Đan đã đổi trăm cân vàng với thợ rèn nước Triệu tên Từ Phu Nhân trong bản đồ, nhân lúc Tần Thủy Hoàng mở ra liền rút chủy thủ đâm nhưng trượt khiến vua Tần hoảng sợ bỏ chạy. Một màn rượt đuổi diễn ra ngay giữa đại điện khiến ai nấy đều thất kinh. Cuối cùng Tần Thủy Hoàng đã rút được kiếm sau lưng phản công, chém Kinh Kha một nhát làm hắn bị thương ở tay. Thích khách này biết không còn đường lui nên phóng thanh chuỷ thủ vào người vua Tần nhưng lại lệch sang cái cột đồng, kết cục bị quân lính tràn vào giết chết.

Tranh phác họa chân dung thích khách Kinh Kha

Dù không hoàn thành được nhiệm vụ nhưng sự gan dạ và lòng yêu nước của vị tướng Kinh Kha vẫn được lưu truyền đến tận ngày nay. Theo cuốn "Thiểm Tây Lam Điền Huyện Ký" thì Kinh Kha sau đó đã được chôn tại thôn Gia Câu, huyện Lam Điền, tỉnh Thiểm Tây ngày nay. Mộ của ông nằm trong một "gò đất" cao đến hơn 10 mét, nơi được cho là địa điểm chôn cất nhiều nhân vật có tiếng trong lịch sử Trung Hoa. Tuy nhiên, vào năm 2009, khi các chuyên gia khảo cổ tiến hành khai quật khu mộ được cho là nơi đặt thi hài của sát thủ Kinh Kha ở làng Gia Câu, huyện Lam Điền, tỉnh Thiểm Tây thì phát hiện được nhiều cổ vật và hài cốt nhưng không phải của Kinh Kha. Chính vì vậy mà cho đến ngày nay, mộ của Kinh Kha ở đâu vẫn là bí ẩn chưa ai giải được.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm