Bí ẩn ngọn lửa cháy hàng ngàn năm không tắt
Trả giá đắt khi 'đánh thức giấc ngủ ngàn năm' của xác ướp / 'Choáng ngợp' trước bộ lông của loài chim đẹp nhất thế giới
Gần thung lũng Olympos ở tây nam Thổ Nhĩ Kỳ xuất hiện vô số ngọn lửa không bao giờ tắt, đã tự cháy rực suốt 2.500 năm qua. Trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, Yanartas có nghĩa là "hòn đá đang bốc cháy". Các ngọn lửa kỳ lạ này được tin là nguồn cảm hứng cho thi hào Homer sáng tạo ra quái vật phun lửa Chimera trong trường ca Illiad của ông.

Ngọn lửa tự cháy hơn 2.500 năm.
Sau quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học kết luận rằng nguồn khí nuôi dưỡng những ngọn lửa bí ẩn là khí metan. Điều đặc biệt ở đây là nguồn khí metan không phát sinh từ quá trình sinh học thông thường. Khí metan phi sinh học chỉ hình thành trong môi trường có nhiệt độ cao hơn điều kiện tự nhiên tại núi đá sinh ra ngọn lửa.
Giuseppe Etiope, một nhà khoa học Italy, cùng các cộng sự đã giải mã bí ẩn của những ngọn lửa. Theo ông Etiope, Ruthenium - một kim loại hiếm trong các phiến đá lửa dưới ngọn núi đóng vai trò như một chất xúc tác, cho phép khí metan hình thành trong phòng thí nghiệm ở nhiệt độ dưới 100 độ C, giống như nhiệt độ tại nơi những ngọn lửa vẫn tự cháy. Thực tế này cho thấy khí metan phi sinh học hoàn toàn có thể sinh ra ở nhiệt độ thấp hơn nhờ vai trò xúc tác của Ruthenium.
Các chuyên gia nhận định, trên thế giới hiện có thể tồn tại vô số "mỏ" metan phi sinh học như trên. Nếu điều đó là sự thực, nó sẽ mở ra triển vọng về một nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên mới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đại tá Bùi Quang Thận – Người cắm cờ giải phóng trên nóc Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975
CLIP: Mãn nhãn trước màn tử chiến gay cấn của rắn hổ mang chúa và trăn gấm
CLIP: Cho sư tử ăn, người quản thú bất ngờ bị chúa sơn lâm tấn công và cái kết 'thót tim'
Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Bị đàn cá sấu vây hãm, linh dương đầu bò vẫn có màn 'lội ngược dòng' khó tin