Khám phá

Bí ẩn người phụ nữ khởi binh trước Hai Bà Trưng (Phần 1)

Trước khi đem quân về với Hai Bà Trưng, Thánh Thiên công chúa đã cùng cậu khởi binh chống giặc, khiến thái thú Hồ Công phải tự đóng gông giải về nước.

Ngắm những phiên bản động vật hoang dã có thật của Pokemon / Những khám phá gây sửng sốt về loài vẹt đêm

Sinh ra đã có biệt danh công chúa

Sau khi đánh thắng An Dương Vương, Triệu Đà sát nhập nước Âu Lạc vào quận Nam Hải, lập thành một nước gọi là Nam Việt, tự xưng làm vua, tức Triệu Vũ Vương. Vũ Vương truyền ngôi được bốn đời, trong nước được thanh bình, thịnh trị.

Năm Canh Ngọ (111 TCN) vua Vũ Đế nhà Hán sai Lộ Bác Đức và Dương Bộc sang đánh nhà Triệu, chiếm nước Nam Việt rồi đổi làm Giao Chỉ lộ, chia làm 9 quận và đặt quan cai trị như các châu quận bên Trung Quốc. Các quan thái thú Tàu được cử sang cai trị các quận, phần lớn là các thái thú bạo ngược, tàn ác. Người Giao Chỉ luôn căm giận, chỉ chờ cơ hội để nổi lên đánh đuổi quân Tàu, khôi phục lại nền độc lập cho non sông đất nước.

Thời ấy, tại làng Bích Uyển thuộc phủ Kinh Môn, quận Hải Dương, một vị quan nhà Triệu trước là Nguyễn Huyến, thấy vận nước gian nan, cùng vợ về quê ở ẩn lánh để mưu đồ việc lớn. Để che mắt bọn Tàu, vợ chồng tìm nơi am thanh, cảnh vắng trụ trì tại chùa Cầm Long, tháng ngày lễ Phật, nuôi chí khôi phục lại giang sơn. Rồi phu nhân thụ thai, đúng 13 tháng, giữa ngày 12 tháng 2 năm Ngọ sinh một gái mày ngài, mắt phượng, tướng mạo oai nghiêm. Trước ngày sinh, phu nhân mộng thấy một người con gái tự xưng là "Tự nơi dương đình khâm thụ mệnh Trời, xuống đầu nhập thai sinh" nên lúc sinh ra vợ chồng rất yêu quý con mà đặt mệnh danh cho là Thánh Thiên công chúa.

Tranh minh họa.

Văn chương quán thế,võ nghệ siêu quần

Năm lên 9, công chúa thông minh đĩnh ngộ, học một biết mười, tam phần, ngũ điển, lục thao, tam lược đều quán thông. Học đến 12 tuổi đã có tài xuất chúng: Văn chương quán thế, võ nghệ siêu quần. Công chúa thường bảo mọi người rằng: "Đã sinh ra làm người thì nên như Y, Lã, Tôn, Ngô, lập công nghiệp oanh oanh, liệt liệt, không thì xác bọc da ngựa ngoài chốn sa trường mới phải là đáng mặt một kỳ nam tử, khỏi mang tiếng hư sinh".

Bao phen đã hiểu được ý chí của cha vì Nguyễn Huyến thường ngày vẫn đem tâm sự gửi gắm trong mấy câu thơ ngâm nga để khỏi ưu tư: "Từ khi thất quốc, vong gia/Vợ chồng, con cái đến nhờ thuyền môn/Lòng riêng báo quốc không chồn/Bình lương chứa chất luôn luôn đã nhiều/Ai tài chửa thấy ai theo/Một mình công việc trăm chiều khó đương".

Một mình ôm bầu nhiệt huyết, ngày quên ăn, đêm quên ngủ, tình nhà nghĩa nước trăm mối tơ vò, nghìn nỗi ngổn ngang, chẳng bao lâu tuổi già, lực kiệt thụ bệnh hơn một tháng, Nguyễn Huyến qua đời. Hai năm sau, mẹ cũng theo gót chồng, cưỡi hạc quy tiên.

Công chúa xót thương mà than rằng: "Cha mẹ sinh ra ta, ơn sâu nghĩa nặng chưa đền! Ngày nay phải lo nối chí lớn của bố mẹ làm nên đại nghiệp để biểu dương phụ mẫu thì dù các người đã mất cũng vui cười dưới chín suối". Từ đây công chúa mộ binh sĩ, cung cấp binh khí, lương thực ra công luyện chiến thuật, chẳng bao lâu nổi danh một phương. Quân Tàu được tin đem quân sang đánh đều bị công chúa đánh tan, nhưng hết lượt này đến lượt khác quân Tàu không nản, luôn đưa quân sang khiêu chiến.

(Còn nữa)...

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm