Khám phá

Bí ẩn những “ngôi nhà bốc cháy”: Tại sao người dân tự đốt nhà của mình mỗi 60 năm?

Bằng chứng khảo cổ học cho thấy những vụ hỏa hoạn xảy ra không phải là tai nạn ngẫu nhiên.

Thấy con vật lạ xuất hiện sau nhà, người phụ nữ được chuyên gia khuyên: Đừng giữ nó lại! / Thái giám cuối cùng nhà Thanh kể lại: Hoàng hậu Uyển Dung có một thói quen khi tắm khiến Phổ Nghi ghét cay ghét đắng

Trong khoảng thời gian từ năm 5500 đến 2750 trước Công nguyên, các quốc gia Romania, Moldova và Ukraine ngày nay là nơi sinh sống của một nhóm người, được gọi là nền văn hóa Cucuteni-Trypillia.

Mặc dù không nổi tiếng như người Sumer ở vùng Lưỡng Hà lân cận, nhưng nền văn hóa Cucuteni-Trypillia cũng có ý nghĩa quan trọng không kém. Họ là xã hội lâu đời nhất được biết đến ở châu Âu, và có thể là một trong những tổ tiên quan trọng của nền văn minh nhân loại nói chung.

Được bao quanh bởi Dãy núi Carpathian, cùng các con sông Dnieper và Dniester, nền văn hóa Cucuteni-Trypillia vô cùng tiên tiến. Họ trồng lúa mì, lúa mạch và các loại đậu. Ngoài ra, họ còn xây lò nung lớn để nung những món đồ gốm và đeo đồ trang sức làm bằng đồng. Những chiếc rìu của người Cucuteni-Trypillia cũng được làm từ đồng, và được dùng để chặt cây xây nhà.

Trên thực tế, từ "ấn tượng" vẫn chưa đủ để đánh giá khả năng của nền văn hóa này. Gia cố các khung gỗ bằng đất sét khô, người Cucuteni-Trypillia có thể xây dựng một trong những tòa nhà lớn nhất trên thế giới - có nhiều tầng và kích thước bằng 2 sân bóng rổ (gần 700 mét vuông).

Các tòa nhà của người Cucuteni-Trypillia đã khiến các nhà khảo cổ bối rối trong nhiều thế kỷ. Lý do không phải là kích thước của các cấu trúc, mà là trạng thái bảo tồn đặc biệt của chúng - cứ sau mỗi 60 đến 80 năm, các khu nhà lại bị thiêu rụi một cách bí ẩn.

Trên thực tế, Cucuteni-Trypillia không phải là cộng đồng người cổ đại duy nhất ghi nhận hiện tượng này. Những ngôi nhà thường xuyên bị thiêu rụi ở vùng Trung và Đông Âu đến nỗi các nhà khoa học đã đặt cho nó một cái tên riêng: “Burned house horizon” (tạm dịch: khu vực nhà cháy).

Nguyên nhân của những vụ cháy

Trong một thời gian dài, các đám cháy được cho là bắt nguồn bởi những nguyên nhân thông thường như sét đánh hoặc kẻ thù tấn công. Đó là một giả thuyết hợp lý, đặc biệt là khi hầu hết các ngôi nhà thời tiền sử đều được lấp đầy bằng các vật liệu dễ cháy như ngũ cốc và hàng dệt may. Và hơn hết, chẳng có lý do gì để mọi người cố tình phá hủy tài sản của chính họ?

Tuy nhiên, các nhà khoa học đã đưa ra một số lý do chính đáng đến mức ngạc nhiên cho hiện tượng tự đốt nhà của mình.

Mirjana Stevanovic, một nhà khảo cổ học đến từ Serbia, lập luận rằng cấu trúc của những ngôi nhà ở khu vực này “đã bị phá hủy do cố tình đốt cháy và rất có thể vì lý do mang tính biểu tượng”.

Bí ẩn về “ngôi nhà bốc cháy”: Tại sao người cổ đại vùng Đông Âu luôn tự đốt nhà của mình mỗi 60 năm? - Ảnh 2.

Hình ảnh cộng đồng văn hóa Cucuteni-Trypillia được tái tạo lại bởi những nhà nghiên cứu

Nghiên cứu của cô gợi lại những nghiên cứu của Vikentiy Khvoyka, một học giả khác tin rằng những ngôi nhà bị thiêu rụi khi cư dân sống trong đó qua đời.

Trong khi đó, Evgeniy Yuryevich Krichevski, một nhà khảo cổ học người Nga, đã thực hiện một cách tiếp cận thực tế hơn. Ông cho rằng các dân tộc tiền sử ở Đông Âu không phá hủy ngôi nhà, mà là đang gia cố chúng.

Theo ông, sức nóng của ngọn lửa sẽ làm cứng các bức tường đất sét, trong khi khói giúp xua đuổi côn trùng. Nhiều nghiên cứu gần đây cũng đã phát triển thực tế hơn, có lập luận cho rằng các cấu trúc cũ đã bị đốt cháy chủ yếu để tạo không gian cho những cấu trúc mới.

Tìm lại quá khứ

Vào năm 2022, một nhóm gồm các nhà khảo cổ học và nhà bảo tồn Hungary đã tìm cách hiểu rõ hơn về bản chất của hiện tượng cháy nhà này bằng cách phân tích đất và thực vật được phục hồi từ một địa điểm gần Budapest. Kết quả cho thấy trong số ba sự kiện đốt cháy xảy ra tại địa điểm này, được gọi là Százhalombatta-Földvár, có 2 sự kiện dường như đã bắt đầu một cách có chủ ý.

Các nhà khảo cổ học Arthur Bankoff và Frederik Winter lại đi theo một hướng khác. Năm 1977, cặp đôi mua một ngôi nhà đổ nát từ một gia đình nông dân ở Thung lũng hạ lưu sông Morava ở Serbia. Tình cờ, ngôi nhà này được làm từ cùng loại vật liệu với những ngôi nhà bị cháy, vì vậy các nhà khảo cổ muốn biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu họ đốt nó.

 

Kết quả cho thấy trong khi mái nhà bằng gỗ bị phá hủy, những bức tường trát đất sét của ngôi nhà vẫn còn nguyên vẹn một cách đáng ngạc nhiên. Điều này, cùng với thực tế là thí nghiệm cần một lượng nhiên liệu khổng lồ, cho thấy rằng các vụ đốt cháy thời tiền sử là có chủ ý chứ không phải tình cờ.

Bí ẩn về “ngôi nhà bốc cháy”: Tại sao người cổ đại vùng Đông Âu luôn tự đốt nhà của mình mỗi 60 năm? - Ảnh 3.

Cấu trúc tiêu biểu của một ngôi nhà được xây dựng bởi cộng đồng Cucuteni-Trypillia

Bankoff và Winter không phải là những nhà nghiên cứu duy nhất thực hiện hành vi đốt nhà nhân danh khoa học. Vào năm 2018, một nhóm các nhà khảo cổ học người Ukraine và Anh đã đốt cháy không chỉ một mà là hai cấu trúc chính xác về mặt lịch sử.

Tuy nhiên, thử nghiệm này khác ở chỗ thay vì mua nhà có sẵn, họ đã chủ động xây dựng ngôi nhà theo phong cách của nền văn hóa Cucuteni-Trypillia. Cuối cùng, kết quả gần như giống hệt nhau. Các bức tường của cả hai tòa nhà vẫn còn nguyên vẹn, cũng như nhiều bình đất sét và tượng nhỏ bên trong. Hơn nữa, không có ngọn lửa nào có thể lan rộng, cho thấy rằng hoạt động này an toàn và có thể kiểm soát được.

 

Một lần nữa, các nhà nghiên cứu ngạc nhiên trước lượng nhiên liệu mà người tiền sử phải sử dụng để đạt đến nhiệt độ tối đa được ghi nhận trong lớp trầm tích. Cụ thể, họ sẽ cần lượng củi tương đương hơn 130 cây xanh cho mỗi tòa nhà một tầng và 250 cây cho tòa nhà 2 tầng. Do đó, một khu định cư gồm 100 ngôi nhà sẽ cần một khu rừng rộng gần 10 km vuông để đốt.

- Video: Những cổ vật mang lời nguyền chết chóc ám ảnh nhất lịch sử. Nguồn: Tiền phong/CNN/The Sun.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm