Người phụ nữ duy nhất trong lịch sử Việt Nam làm vua nhà Lý, hoàng hậu nhà Trần rồi bị giáng làm công chúa
Ông Ba Bị hóa ra có thật trong lịch sử, lại là ông ngoại của một vị vua / Chuyện thú vị về chữ nghĩa của các vị vua Việt
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Lý Chiêu Hoàng sinh năm Mậu Dần (1218), là con gái thứ 2 của vua Lý Huệ Tông và hoàng hậu Trần Thị Dung. Khi bà chào đời, nhà Lý (1010-1225) đã vào thời kỳ suy tàn. Ông nội của bà, tức Lý Cao Tông được biết đến là ông vua "chơi bời vô độ, chính sự hình pháp không rõ ràng, giặc cướp nổi lên như ong, đói kém liền năm" nên cơ nghiệp nhà Lý từ đấy suy. Trong khi đó, vua Lý Huệ Tông vào cuối đời cũng thường xuyên rượu chè, lâm bệnh gần như điên loạn, không thể cáng đáng được triều chính.
Năm 1224, khi Lý Chiêu Hoàng mới 6 tuổi, Lý Huệ Tông đã nhường ngôi cho con gái, lấy niên hiệu là Thiên Chương Hữu Đạo. Bà là nữ hoàng đầu tiên và duy nhất trong lịch sử Việt Nam.
Người phụ nữ duy nhất trong lịch sử Việt Nam làm vua nhà Lý
Năm 1225, Trần Thủ Độ dàn xếp cho cháu của mình là Trần Cảnh (vua Trần Thái Tông sau này) vào cung hầu hạ Chiêu Hoàng. Trần Cảnh được Chiêu Hoàng gần gũi, yêu mến, hay trêu đùa. Từ đó, Trần Thủ Độ đã sắp xếp cuộc hôn nhân với Trần Cảnh cháu ngoại của ông rồi chuyển giao triều chính bằng cách để Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi (thực chất là ép nhường) cho chồng.
Năm 1225, bà phải nhường ngôi cho Trần Cảnh và triều đại nhà Lý kết thúc sau hơn 200 năm. Bà trở thành hoàng hậu của Trần Thái Tông và gọi là Chiêu Thánh. Cho đến năm 1232, khi đó Chiêu Thánh14 tuổi, bà đã sinh con trai nhưng không may thái tử mất ngay sau đó. Hoàng hậu đau ốm liên miên suốt 5 năm, không thể sinh được con nên bị phế truất và giáng xuống làm công chúa.
Qúa buồn và chán nản, Chiêu Thánh xuất gia đi tu. Sau 21 năm sống cuộc đời cô độc và buồn thảm, cuộc đời bà rẽ sang 1 trang khác khi bà được gả cho tướng Lê Phụ Trần – người đã có công cứu Trần Thái Tông.
Trong 20 năm sống cùng Lê Phụ Trần, Chiêu Thánh sinh được 2 người con là Thượng vị Hầu Lê Tông và Ứng Thụy Công chú Lê Ngọc Khuê. Năm 1278, bà qua đời sau khi Trần Thái Tông mất 1 năm.
Tuy là vua chính thức của vương triều nhà Lý - vương triều rực rỡ của nước Đại Việt, đặt nền móng cho sự thịnh trị của các triều đại sau này - nhưng Lý Chiêu Hoàng không được sử sách công nhận một cách công bằng. Nhà Lý có 9 vị vua nhưng chỉ có 8 vị trước bà (từ Lý Thái Tổ tới Lý Huệ Tông) được thờ tại Đền Đô, riêng bà lại thờ tại khu vực khác, gọi là Đền Rồng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Người đàn ông vớt được vật lạ dưới sông, không phải cục vàng, đó là gì?
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này