Bí ẩn những vụ 'tự sát tập thể' của loài vật
Top 5 hiện tượng kỳ lạ chưa ai giải thích được / Khoa học giải thích hiện tượng nhìn thấy ma
Ngày 26/8/2007, tại tỉnh Van phía Đông Thổ Nhĩ Kỳ ở gần Iran, hàng ngàn con cừu đã theo con đầu đàn nhảy xuống một khe núi để... chết. Tổng cộng 450 con đã chết trước sự bất lực của những người chăn cừu. Chúng đã nhảy từ độ cao 15 mét xuống vực sâu.
Vụ tự tử lớn nhất của loài động vật biển này xảy ra vào ngày 18/11/1998, tại vùng biển New Zealand, hơn 300 con cá heo từ đại dương đã lao mình lên bãi cát, nằm phơi mình trước những ánh mắt hiếu kỳ của du khách. Điều kỳ lạ là khi người ta cố gắng đẩy chúng xuống nước thì chúng lại cứ ngoi lên, tựa hồ như chúng cố tình muốn chết. Dưới sức nóng của ánh nắng mặt trời và bị đè bẹp bởi trọng lượng bản thân, lũ cá heo dần dần không cử động được nữa. Vì không thể nâng lồng ngực lên để thở nên chúng đã chết ngạt sau một thời gian ngắn.
Ngoài ra, năm 2012, tại vịnh Monterey, hàng ngàncon mực Jumbobỗng nhiên lao vào bờ tự tử. Nhiều người đã cố gắng cứu những con mực bằng cách đưa chúng trở lại biển nhưng sau đó, chúng vẫn tiếp tục lao vào bờ.
Lý giải khoa học về hiện tượng bí ẩn này, đa phần các chuyên gia đều cho rằng, động vật không hề có khả năng tự sát vì những lý do xã hội giống con người, mà tất cả chỉ làsự rối loạn thần kinh tạm thờidẫn tới hành động không thể kiểm soát.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới thần kinh như bệnh tật, chấn thương, tuổi già hay mất định hướng trong không gian. Các chuyên gia cho rằng, có không ít trường hợp cá tự mắc cạn là do chúng đuổi theo con mồi đến quá gần vào bờ và rơi vào vùng biển nông nguy hiểm. Tuy nhiên, nhiều vụ việc tự sát hàng loạt của cá ở biển có liên quan tớihiện tượng thủy triều đỏ.
Thủy triều đỏ là hiện tượng tảo biển sinh sản với số lượng nhanh trong nước làm nước bị hóa màu đỏ, xanh. Trong quá trình nhân lên nhanh chóng, các loại tảo còn tạo ra các chất độc nguy hiểm, nhiều thành phần độc tố có khả năng gây tê liệt hệ thần kinh rất mạnh.
Trong nhiều vụ việc động vật biển tự sát, các nhà khoa học đã tìm thấy trong xác của chúng chấtacid domoicvốn có trongtảo độc.Chất này khiến các loài bị tê liệt thần kinh, mất khả năng định hướng và đâm vào bờ.
Trong câu chuyện với loài thỏ, các chuyên gia động vật lý giải rằng, hàng trăm cá thể thỏ đã tự kết liễu cuộc sống vì...sợ hãi.Theo đó, các loài vật cũng có những trạng thái cảm xúc nhất định. Khi rơi vào tình trạng hoảng loạn hay ngược đãi, hệ thần kinh chúng bị rối loạn, dẫn tới những hành động thiếu kiểm soát. Cùng với đó là tâm lý bầy đàn phổ biến, khiến khi một cá thể tự tử sẽ kéo theo hành vi tương tự của rất nhiều đồng loại.
Bên cạnh đó, một số nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết rằng,việc tự sát hàng loạt của động vật liên quan tới khả năng dự đoán trước thiên tai của chúng. Những con vật tự thấy mình không thích nghi sẽ tự sát để các con khác được tồn tại, giúp cho giống nòi có thể vượt qua các hiểm họa đáng sợ.
Tuy nhiên, cơ chế nào dẫn đến hành động tự sát tập thể của những loài vật này và hành động đó thực sự "có ý thức" hay không thì cho đến nay vẫn còn là điều bí ẩn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loài cá Việt Nam suýt bị tuyệt chủng, giờ hồi sinh kỳ diệu, là món đặc sản trị giá hàng triệu đồng
Có 1 món loại pháp thuật Bồ Đề Tổ Sư không truyền cho Tôn Ngộ Không, ngẫm lại thấy quá đúng đắn
Đây chính là vũ khí mạnh nhất Tây Du Ký: Tôn Ngộ Không phải đi cầu cứu, Phật Tổ Như Lai cũng bị đả thương
Xem Tây Du Ký hàng chục năm chưa chắc trả lời được câu hỏi 'Tôn Ngộ Không có phải yêu quái không?'
Tây Du Ký 1986: Trước khi trở thành huynh đệ, Trư Bát Giới từng 'ghi thù' Tôn Ngộ Không 1 chuyện suốt hơn 500 năm
7 cái tên của Tôn Ngộ Không ngay cả fan 38 năm cũng nhiều người không thể liệt kê hết