Bí ẩn 'rùng rợn' của thi hài không bị phân hủy của những vị 'thánh La Mã'
Trận chiến đẫm máu trong 'Game of Thrones' dựa vào một trận đánh có thật trong lịch sử / Bộ giáp "cực độc" này sẽ tái hiện lại khung cảnh "Võ sĩ giác đấu" thời La Mã cổ đại
Hiện nay tại Ý đang trưng bày rất nhiều thi hài của các vị thánh của Công giáo La Mã. Trong số đó có những vị thánh qua đời chưa lâu nhưng có những vị đã mất từ hàng trăm năm trước, tất cả đều vẫn đang ở tình trạng nguyên vẹn.
Người ta cho rằng, chính sự liêm khiết và thánh thiện lúc sinh thời của họ đã khiến Chúa Trời động lòng và ban cho họ một cái chết “bất tử”.
Đặc biệt hơn, những thi hài của các vị thánh không những không bị mục rữa hay bốc mùi thối mà ngược lại, một số còn tỏa ra mùi hương thơm dịu dàng như các loại hoa.
Tuy nhiên phép màu của Chúa không thể giúp thi hài của những vị thánh được nguyên vẹn mãi mãi mà buộc phải có sự can thiệp của khoa học để bảo quản.
Từ khoảng cuối thế kỷ XVI, việc bảo quản xác đã được áp dụng lần đầu cho trường hợp của Thánh Cecilia - một vị thánh chuyên về âm nhạc của La Mã.
Ban đầu việc bảo quản bằng hóa học vấp phải sự phản đối kịch liệt bởi truyền thống không đồng ý với điều đó để đảm bảo sự thuần khiết nhất cho những vị thánh.
Tuy nhiên về sau phương pháp này đã được chấp nhận bởi một số thi hài đã bắt đầu có dấu hiệu hư hỏng.
Phần thịt của họ bị teo đi rất nhiều, khiến những thi hài này xuất hiện dấu hiệu "da bọc xương". Đã có rất nhiều chất liệu được sử dụng để bảo quản xác, phổ biến nhất là sáp, bạc và axit cacbolic.
Việc bảo quản xác thể hiện sự tôn trọng của người dân La Mã cổ đại và người dân Ý hiện nay dành cho những vị thánh Công giáo. Một số thi hài được bảo quản tốt đang đặt tại các nhà thờ, tu viện phục vụ cho thờ cúng.
Đối với một số thi hài không còn nguyên vẹn, bộ xương của họ sẽ được cất giữ cẩn thận trong những hầm mộ và những hình nộm sẽ được đặt trong các quan tài bằng kính trong nhà thờ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo