Khám phá

Trong tranh “Bữa ăn cuối cùng”, thực đơn của chúa Jesus là gì?

“Bữa ăn cuối cùng” là một kiệt tác của danh họa Leonardo Da Vinci. Hai nhà khảo cổ học người Italia đã phân tích và tìm ra thực đơn của chúa trước khi bị hành hình.

Phát hiện "kho báu" 2.500 năm tuổi ở một nơi không ai ngờ tới trong lâu đài cổ / Nếu thấy những đồng xu đặt trên bia mộ, tuyệt đối đừng động vào chúng

Hai nhà khảo cổ học người Ý là Generoso Urciuoli và Marta Berogno dựa vào kinh thánh, ghi chép của người Do Thái và người La Mã cổ đại, dữ liệu khảo cổ học để tìm hiểu về thói quen ăn uống ở thánh địa Jerusalem vào đầu thế kỷ 1 sau CN.

Bức tranh “Bữa ăn cuối cùng”.

Từ đó, họ nhận thấy rằng bức tranh “Bữa ăn cuối cùng” của danh họa Leonardo Da Vinci phản ánh nghệ thuật hội họa của nhiều tôn giáo khác nhau.

Trong tranh, chúa Jesus và các tín đồ ngồi quanh bàn ăn. Thức ăn được bày trên bàn thấp hình chữ nhật.

Thực đơn trong “Bữa ăn cuối cùng” gồm có: Đậu hầm, thịt cừu, ô liu, thảo mộc đắng, cá xốt, bánh mì không có men, quả chà là và rượu vang thơm.

“Bữa ăn cuối cùng” diễn ra trên phòng tầng gác của một ngôi nhà ở thánh địa Jerusalem. Có vẻ như bát đĩa, bình trên bàn đều được làm bằng đá.

Các nhà khảo cổ học cũng đã từng tìm thấy tại Jerusalem và Galilee các đồ dùng bằng đá hồi thế kỷ 1 sau CN.

 

Những người ngồi ăn “Bữa ăn cuối cùng” quanh bàn theo đúng trật tự vị trí. Những tín đồ ngồi bên trái và bên phải Chúa theo trình tự vai vế cùng ăn chung thức ăn trong bát to.

Hai nhà nghiên cứu tìm hiểu thêm về phong tục tiệc cưới ở Cana và yến tiệc ở Herod. Họ nhận thấy tiệc cưới ở Cana giống tập tục ăn chay của người Do Thái, gọi là kashrut. Yến tiệc ở Herod bị ảnh hưởng cách nấu ăn của người La Mã ở Jerusalem.

Tiệc ở Cana và Herod giống như trong tranh “Bữa ăn cuối cùng”, có: rượu vang, bánh mì, món tzir, hàng loạt món cá xốt garum.

Tìm hiểu thêm qua sử sách, hai nhà nghiên cứu cho rằng “Bữa ăn cuối cùng” diễn ra vào dịp lễ hội kỷ niệm mùa thu Booths hay Tabernacles của người Israel sống trên sa mạc sau khi di cư.

Chúa Jesus ăn “Bữa ăn cuối cùng” vào ngày đầu tiên ăn bánh mì không men, cúng tế thịt cừu trong Lễ vượt qua của ngưòi Do Thái.

 

“Bữa ăn cuối cùng” là bữa tối trong Lễ vượt qua kỷ niệm cuộc di cư từ Ai Cập nên mới có món thịt cừu.

Ghi chép sử sách khác lại cho rằng: Chúa Jesus bẻ bánh mì không men và đưa rượu vang ra nói với các tông đồ, bánh mì là cơ thể Chúa, rượu vang là máu Chúa nên được đặt trên bàn để chia sẻ.

Generoso Urciuoli và Marta Berogno chỉ ra rõ, trên bàn ngoài rượu vang và bánh mì, còn có món đậu hầm nhừ, ô liu trộn vời bài hương, thảo mộc trộn bạc hà, thảo mộc đắng trộn hạt dẻ, chà là, hoa quả và quả hạch trộn

Thảo mộc đắng và món charoset là hai món ăn đặc trưng của Lễ vượt qua. Cholent là món ăn trong dịp lễ hội. Lá bài hương là thức ăn chính hàng ngày.

Bức tranh nổi tiếng “Bữa ăn cuối cùng” của danh họa Leonardo da Vinci được vẽ thẳng lên tường nhà ăn ở nhà nguyện Santa Maria delle Grazie năm 1495 nên không thể di chuyển tranh, không thể bán tranh, chỉ có thể sao chép nó.

 

Chân dung danh họa Leonardo Da Vinci.
Chân dung danh họa Leonardo Da Vinci.

Nhiều người cho rằng các tín đồ trong tranh đều được xây dựng từ hình mẫu người thật, như khuôn mặt của tên phản bội Judas (thứ 5 từ trái sang phải).

Leonardo da Vinci đã tới các nhà ngục ở Milan (Italia) tìm một tên tội phạm phù hợp với diện mạo của Judas để làm mẫu vẽ.

Khi đó, các bức họa trên tường thường được vẽ trên tường vữa ướt và phải vẽ hoàn thành trước khi lớp vữa khô. Nhưng danh họa Vinci muốn thử nghiệm vẽ trên tường vữa khô.

Rất tiếc, cuộc thử nghiệm của ông không thành công như mong muốn. Tới đầu thế kỷ 16, bức tranh bắt đầu nứt và bong tróc dần.

Chỉ trong vòng 50 năm, bức tranh đã bị mất hoàn toàn sự hoành tráng vốn có. Các nỗ lực phục chế càng làm bức tranh trở nên tồi tệ hơn.

 

Bom đạn trong Thế chiến II khiến bức tranh bị hư hỏng nhanh hơn. Đến năm 1980, dự án phục chế bức tranh được thực hiện trong suốt 19 năm.

Cuối cùng, nó được khôi phục nhưng không thể nguyên vẹn như ban đầu. “Bữa ăn cuối cùng” đã mất đi hầu hết các nét vẽ và sơn màu vốn có.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm