Bí ẩn sau vụ đại náo thiên cung của Tôn Ngộ Không trong 'Tây du ký'
năm 1986 là tác phẩm kinh điển với tuổi thơ nhiều thế hệ. Bộ phim được thực hiện dựa theo nguyên tác cùng tên của tác giả Ngô Thừa Ân, một trong tứ đại danh tác của Trung Quốc. Thế nhưng, đối với tác phẩm phim truyền hình này, rất nhiều chi tiết trong nguyên tác đã bị biến đổi.
Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung nhưng không gặp Ngọc Hoàng
Trong phim, Tôn Hành Giả là kẻ không sợ trời, không sợ đất. Trong tập đại náo thiên cung, đến Ngọc Hoàng đại đế cũng phải khiếp sợ chui dưới ngậm bàn. Cảnh quay ấy đã đi vào tiềm thức khán giả, trở thành nhân vật vô cùng lợi hại, còn Ngọc Đế dường như lại vô năng, bất lực. Thực tế, chi tiết này không có trong nguyên tác.
Trong nguyên tác, Tôn Hành Giả xưng là Thái Thượng Lão Quân, lúc mở lò Thái cực bát quái chạy ra một mạch tới đánh sập điện Linh Tiêu. Bởi vì quá bất ngờ, thiên đình không kịp phòng bị, trên đường đi Tôn Hành Giả cũng chỉ gặp vài người lính canh gác, hoàn toàn không phải là đối thủ củamình.
Cho tới khi gặp thủ hạ của Hựu Thánh Thực Quân là Vương Linh Quan mới coi như gặp phải đối thủ. Sau đó còn có Thiên Lôi tới trợ giúp, bao vây. Đánh tới điện Linh Tiêu thì bị đội lính gác cổng bao vây. Chuyện Đại náo thiên cung như vậy là kết thúc, nên không có chuyện Tôn Hành Giả chiến đấu với các đại tướng thiên đìnhhay khiến Ngọc Hoàng sợ hãi.
Ngọc Hoàng không cầu cứu mà "mời" Phật tổ đến vụ Đại náo thiên cung
Tiếp đến là chi tiết Ngọc Hoàng sợ hãi chui dưới gầm bàn. Ông sai người đi gọi Như Lai tới cứu giá, truyền Du Dịch linh quan Đồng Dực Thánh Thực quân thượng tới phương Tây mời Phật tổ đến hàng phục. Nếu như vậy, khán giả nghi ngờ Phật tổ địa vị thấp hơn Ngọc Hoàng.
Trong nguyên tác, Như Lai là do Ngọc Hoàng "mời" đến. Ngọc Hoàng đại đế tu luyện từ nhỏ, đã trải qua 1.750 kiếp, mỗi kiếp 29.600 năm. Tôn Hành Giả không thể so sánh với Ngọc Hoàng. Cho dù Tôn Hành Giả đánh vào tới điện Linh Tiêu thì Ngọc Hoàng cũng không cần gọi Như Lai tới cứu giá. Ông thực ra chỉ muốn thăm dò Như Lai.
Phật tổ và Ngọc Đế ở hai phái khác nhau. Phía tây coi Phật giáo có Phật tổ đứng đầu, phía đông là Đạo giáo, coi Ngọc Đế là người đứng đầu. Mà phật giáo lại có ý định xâm nhập vào lãnh thổ phía đông. Bởi vậy khi Tôn Hành Giả tới náo loạn, Ngọc Hoàng mời Như Lai tới nhằm thăm dò khả năng chiến đấu của Phật giáo phía tây.
Thế gian bỗng nhiên xuất hiện một con khỉ lợi hại như vậy, nên Ngọc Đế nghi ngờ có người chống lưng sau nó. Ngọc Đế một mặt gọi Như Lai tới để thăm dò xem Tôn Hành Giả có phải thuộc hạ của Phật tổ hay không. Nếu thực sự Tôn Hành Giả là thuộc hạ của Phật tổ thì Ngọc Hoàng sẽ nhân cơ hội này đối phó với Phật giáo phương Tây.
Phật tổ Như Lai đã nhìn ra tâm ý này nên đã dùng bàn tay mình gián tiếp cứu Tôn Hành Giả một mạng. Từ đó, cũng thăm dò ngược lại thực lực của Ngọc Hoàng. Trong nguyên tác, Tôn Hành Giả cũng chính là đại diện cho xã hội phong kiến lúc bấy giờ.
Nguyên tác Tây du ký là tác phẩm có giá trị văn học vô cùng cao của Trung Quốc khi chuyển thể thành phim, không tránh khỏi những chỉnh sửa để phù hợp với truyền hình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dê trên cao nguyên Tây Tạng: Có thể nhảy và chạy trên vách đá dựng đứng, tại sao không bị rơi?
Vén màn bí mật lịch sử khiến người Việt Nam gọi người Trung Quốc là ‘người Tàu’
Trong 'Tây Du Ký', đây là 5 người không có đối thủ khắp Tam giới, Phật Như Lai và Ngọc Hoàng đều không có tên trong danh sách
Một con cua có thể đầu độc 40.000 con chuột, tại sao cua lại độc? Chất độc đến từ đâu?
CLIP: Cuộc đụng độ kịch tính giữa sói đồng cỏ và báo sư tử, màn quyết chiến căng thẳng đến phút cuối
Tại sao ngựa ngủ đứng cả ngày lẫn đêm thay vì nằm? Đọc xong tôi có thêm kiến thức