Bí ẩn sự sống nguyên thủy trong đá hồ Joyce
Đá hồ Joyce có tên gọi là đá stromatolite, được tìm thấy ở độ sâu khoảng 22m dưới hồ Joyce, thuộc thung lũng khô McMurdo ở Nam Cực. Bên trong đá này chứa rất nhiều trầm tích vi sinh vật, liên quan tới các sự sống đầu tiên trên Trái đất.
Hầu hết lịch sử sự sống Trái đất chúng ta thể hiện qua cuộc sống các , cụ thể là các lớp trầm tích và trầm tích đá stromatolite là một trong những cơ sở, Tyler Mackey, một nhà địa sinh vật học tại Đại học California nói.
Theo nghiên cứu thì
đá Stromatolite có nghĩa là "đá lớp" trong tiếng Hy Lạp, là những vòm đá dạng xếp lớp như lá bắp cải. Bên trong những lớp đá này chứa rất nhiều trầm tích hóa thạch các thảm vi sinh vật, vi khuẩn cổ đại .
Đá Stromatolite hiện là một trong những bằng chứng cổ xưa nhất cung cấp những manh mối liên quan đến sự sống nguyên thủy trên Trái đất ở khoảng 3,5 tỷ năm.
Hơn thế nữa, các nhà khoa học cũng tìm thấy loại đá cổ này trên bề mặt sao Hỏa và một số hành tinh xa xôi khác. Một quan điểm bên lề đặt ra đó là nó có khả năng cung cấp những tri thức bí ẩn mới về lịch sử hình thành các hành tinh trong vũ trụ.
Hình dạng đá Stromatolite phụ thuộc vào biến đổi môi trường cũng như tác động của vi sinh vật. Những hình dạng thay đổi theo thời gian này là tiền đề để tìm ra manh mối các giai đoạn sự sống cổ đại trong quá khứ.
Ở độ sâu khoảng 22 m dưới hồ Joyce, thuộc thung lũng khô McMurdo ở Nam Cực, các thợ lặn khoa học tìm thấy các khối đá Stromatolite có đường kính từ 2-3 cm, có vài cột đá hiếm hoi rộng tới 6 cm, bên trong chứa nhiều trầm tích vi khuẩn, cát, bùn khoáng và canxi.
Người ta còn tìm thấy đá Stromatolite tồn tại ở dạng hai cánh hoa, dạng cành và dạng búi chùm, đỉnh đơn lẻ…Và loài vi khuẩn cổ đại đầu tiên họ tìm thấy trong trầm tích này là vi khuẩn Phormidium Autumnale.
Phát hiện này vừa được công bố trên tạp chí Địa chất Sinh học.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dê trên cao nguyên Tây Tạng: Có thể nhảy và chạy trên vách đá dựng đứng, tại sao không bị rơi?
Cứ sau 150 năm, người chết có thể tái sinh? Các nhà khoa học tiết lộ sự thật
Vén màn bí mật lịch sử khiến người Việt Nam gọi người Trung Quốc là ‘người Tàu’
Một con cua có thể đầu độc 40.000 con chuột, tại sao cua lại độc? Chất độc đến từ đâu?
‘Quái vật’ ngỡ tuyệt chủng 100 năm bỗng 'hồi sinh' kỳ lạ, vẻ ngoài khiến ai nhìn cũng bất ngờ
CLIP: Linh dương dũng cảm đánh bại sư tử trong trận chiến sinh tồn đầy kịch tính