Bí ẩn tấm bản đồ lục địa Nam Cực
Khám phá những loài sinh vật 'độc nhất vô nhị' dưới đáy Nam Cực / Đã tìm ra nguồn gốc "hạt ma quỷ" từ vũ trụ rơi xuống Nam Cực
Thú vị hơn, nhiều tài liệu coi Buache là bằng chứng về một nền văn minh cổ xưa cực kỳ phát triển từng tồn tại ở vùng Nam cực thời chưa-hoá-đá cách đây hàng nghìn năm.
Bức hình gây tranh cãi
Năm 1737, Philippe Buache công bố tấm bản đồ mang tên mình "Buache". Nhà địa lý Pháp của thế kỷ 18 đã vẽ một bản đồ cho thấy rõ ràng Nam Cực, ngoại trừ một số chi tiết gây nhiều tranh cãi suốt thời gian qua. Trước hết, Nam Cực của Philippe Buache là hai mảnh đất riêng biệt, được bao quanh bởi rất nhiều đường bờ biển cực kỳ chi tiết. Vậy nhưng, bản đồ được coi là sai bởi vì Nam Cực của thời nay, sau khi được khai phá bởi khoa học hiện đại, thật sự không giống những gì Philippe Buache đã vẽ.
Ngay cả cái tên ban đầu của bản đồ Buache cũng rất đáng quan tâm, khi Philippe Buache cho rằng cần thiết phải xác định rõ vị trí của khu vực này trên bản đồ thế giới. Không đơn giản chỉ là Nam Cực, một số tài liệu tạm dịch tên gốc của bản đồ Buache từ tiếng Pháp sang tiếng Anh với ý nghĩa "Bản đồ địa hình những vùng đất phương Nam nằm giữa chí tuyến nam và cực Nam, nơi những khám phá vĩ đại từ năm 1739 sẽ mở ra kỉ nguyên mới cho thế giới".
Năm 1737, Philippe Buache công bố tấm bản đồ mang tên mình "Buache". |
Sự thiếu rõ ràng về năm xuất bản cũng khiến nhiều người hoài nghi về tấm bản đồ Buache. Trong khi đa phần đều cho rằng Philippe Buache hoàn tất bản vẽ và công bố tới công chúng từ năm 1737, trên tấm bản đồ lại ghi ngày xuất bản là ngày 3-9-1739 - trùng khớp với tựa đề siêu dài mà Buache đặt cho bản đồ của chính mình. Hiện chưa một ai giải thích được khoảng cách chênh lệch 2 năm có ý nghĩa gì đối với tấm bản đồ Buache.
Được mệnh danh là người tiên phong trong lĩnh vực vẽ bản đồ chuyên nghiệp vào đầu thế kỷ 18, Philippe Buache đã tạo nên tấm bản đồ phân chia rõ ràng cấu trúc từng khu vực, đồng thời mở ra hướng đi mới cho nghiên cứu địa chất. Ông kết hợp hiểu biết địa chất, nghiên cứu chuyên sâu cùng tư liệu của những nhà thám hiểm và nhà truyền giáo thời đó, với quan sát thiên văn hàng ngày, để suy luận ra các khu vực khác nhau trên thế giới. Các tấm bản đồ ra đời, trong đó một số hình cũng tương thích với kết quả nghiên cứu hiện đại như sự tồn tại của Alaska hay eo biển Bering.
Thế nhưng, cách tiếp cận của ông vốn gây nhiều tranh luận gay gắt trong giới nghiên cứu học thuật, rằng quá tốn thời gian khi đi quá sâu vào tiểu tiết, đòi hỏi các phương thức khảo sát phức tạp cần nhiều nhân lực và sẽ không hiệu quả trong nhiều trường hợp quá ít dữ liệu. Bên cạnh đó, không phải suy luận nào của Philippe Buache cũng đúng. Một ví dụ điển hình liên quan tới hình dung của Buache về biển Nam Cực nằm ở chính giữa cực Nam của Trái Đất, nhưng kỳ thực không hề tồn tại trên thực tế.
Thật hay đùa
Philippe Buache, bằng cách nào đó, đã vẽ lại chính xác về địa hình của Nam Cực từ rất xa xưa, ở vào thời điểm mà nhiều nhà khoa học cho rằng khu vực này hoàn toàn không có băng tuyết.
Bản đồ Buache mô tả tuyến đường thủy chia cắt Nam Cực thành hai vùng đất biệt lập. |
Một điều thậm chí còn thú vị hơn là bản đồ Buache mô tả tuyến đường thủy đóng băng tại vùng núi Transantarctic, chia cắt lục địa Nam Cực thành hai vùng đất biệt lập gọi là Tây Nam Cực và Đông Nam Cực. Trong cuốn sách "Bản đồ biển thời cổ đại" xuất bản năn 1966, tác giả Charles Hapgood nhận định, Philippe Buache đã thu thập được nhiều tư liệu bí ẩn về một nền văn minh cực kỳ tiên tiến từng tồn tại ở Nam Cực, thậm chí có liên quan đến người ngoài hành tinh sở hữu năng lực nhìn thấu địa hình để vẽ nên các tấm bản đồ khổng lồ.
Bên cạnh đó, một số nhà khoa học tin rằng Buache được tạo ra nhờ gợi ý từ các tấm bản đồ cổ. Tuy nhiên, việc Philippe Buache đã định vị chính xác quần đảo Canary, cũng như vị trí của cao nguyên ngầm dưới nước mà Canary tọa lạc lại gây khó hiểu cho giới nghiên cứu.
Điều này cho thấy, phải có số liệu khảo sát địa hình cao nguyên tại thời điểm trước khi các sông băng tan chảy và mực nước biển gia tăng thì Philippe Buache mới phác thảo thành công Canary. Khi mà Buache 1.0 vẫn còn huyền bí thì các chuyên gia bất ngờ phát hiện phiên bản 2.0 với sự xuất hiện những ký tự tiếng Pháp trên tấm bản đồ Buache thứ hai như conjecturée (phỏng đoán) hay soupconnée (nghi ngờ).
Có ý kiến khẳng định các ký tự nêu trên cho thấy Philippe Buache dường như đang "vẽ" lại suy luận của mình về địa hình Nam Cực. Nhiều khả năng, Philippe Buache tham khảo các bản đồ cũ, cùng tư liệu thu thập từ các nhà thám hiểm về hiện tượng "băng khổng lồ trôi dạt ở phương Nam", từ đó tin rằng tồn tại một châu lục xa xôi ở cực Nam.
Trên thực tế, không một ai biết chính xác cấu trúc dưới lớp băng dày ở Nam Cực vào thời tiền sử, thế nên khó có thể khẳng định liệu bản đồ Buache có thực sự chính xác hay không. Chưa hết, giới nghiên cứu vẫn còn tranh cãi nguồn gốc của Buache 2.0, hướng đến hai luận điểm lớn: hoặc Buache 2.0 đến từ một kẻ thích quấy nhiễu giới nghiên cứu, hoặc Buache 2.0 gửi tới thông điệp "bản gốc" 1.0 thực chất chỉ là một trò bịp lịch sử của Philippe Buache...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Trong 'Tây Du Ký', con quái vật duy nhất đã hơn một lần ăn thịt Đường Tăng, bạn có biết đó là ai không?
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà