Nam Cực "chuyển xanh", xuất hiện hệ sinh thái mới
Cuộc đời những 'thánh sống' được tôn sùng từ nhỏ / Những bức ảnh trắng đen đắt giá về Delhi của Ấn Độ ở thế kỷ 19
Theo đó, quá trình biến đổi khí hậu đã khiến cho các lớp băng và tuyết tại Nam Cực tan dần. Việc này đã dẫn tới một hoạt động tự nhiên tại đây, chính là các bề mặt tuyết tan nhuốm màu xanh lục bởi các loại tảo. Các nhà khoa học cho hay, những lớp tảo này rất có khả năng tạo ra nguồn dinh dưỡng cho cả các loài khác.

Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Nature Communications bởi các nhà khoa học đến từ Đại học Cambridge, Anh Quốc. Được biết, họ đã mất sáu năm để khám phá và nghiên cứu quá trình "sinh nở" của các loại tảo thông qua dữ liệu vệ tinh và quan sát thực tế.
Đặc biệt, nhóm các nhà khoa học này đã vẽ ra được bản đồ tảo quy mô lớn đầu tiên, sử dụng làm cơ sở để đánh giá tốc độ chuyển xanh của bề mặt tuyến tan. Hiện tại, loài tảo mới này đã nở xanh, bao phủ 1,9 km vuông bề mặt tại các đảo nhỏ hoặc ở khu vực thấp tại Nam Cực.
Matt Davey, trưởng nhóm nghiên cứu dự án này cho hay: "Loại tảo này đã hình thành một liên kết chặt chẽ với các phân tử nấm và vi khuẩn nhỏ. Nó đã tạo thành một cộng đồng và có khả năng hình thành môi trường sống mới. Có thể, đây sẽ là khởi đầu của một hệ sinh thái chưa từng có".
Được biết, nhiệt độ tại Nam Cực đã tăng lên đến 20 độ C. Đây là nhiệt độ phù hợp với môi trường sống của nhiều loại tảo. Trong tương lai, các nhà khoa học cũng sẽ nghiên cứu thêm sự sinh sôi của các loài tảo có màu đỏ và cam.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

CLIP: Linh dương Impala bỏ mạng oan uổng vì "vũ khí" sắc bén của chính mình
CLIP: Khỉ đầu chó bất ngờ giải cứu linh dương Impala khỏi nanh vuốt báo săn
CLIP: Đóng giả ngựa vằn để trêu sư tử, 2 nam thanh niên suýt phải trả giá bằng cả tính mạng
CLIP: Linh dương đầu bò bỏ mạng vì… ngủ quên giữa đồng cỏ
CLIP: Rình rập đỉnh cao, báo hoa mai hạ sát ngựa vằn trong chớp mắt
CLIP: Bị cầy mangut bất ngờ 'đánh úp' rồi lôi đi, rắn hổ mang đón nhận cái kết khó ngờ