Bí ẩn thanh "thần kiếm" của vị vua duy nhất không có râu trong bộ bài Tây
Lạc đà 'cuốc bộ' đến xẹp cả bướu để tìm về chủ cũ / Núi lửa nhỏ nhất thế giới chỉ cao vỏn vẹn hơn 1m, cháy âm ỉ gần trăm năm
Thân thế của vị vua duy nhất không có râu trong bộ bài Tây
Bộ bài Tây gồm có 52 lá bài, mỗi lá bài tương ứng với một tuần lễ: 4 loại chất cơ, rô, tép, bích tượng trưng cho 4 mùa khác nhau trong một năm; hai màu sắc đặc trưng là màu đen và đỏ, tượng trưng cho ban ngày và ban đêm.
Không chỉ có vậy, đằng sau 12 quân bài J, Q, K là những nhân vật có thật trong lịch sử chứ không chỉ đơn thuần là những hình ảnh bất kỳ nào đó.
Lá bài đặc biệt nhất tượng trưng cho những vị vua chính là quân K cơ với vị hoàng đế duy nhất không có râu. Đó chính là Charlemagne hay được biết đến với cái tên Charles Đại đế (742-814).
Thực ra, không phải ông không có râu mà theo truyền thuyết là do người đục gỗ trên bảng khắc hình tượng của ông đã vô tình làm chiếc đục trượt qua môi khiến bộ ria của ông bị mất.
Ông là một trong những vị vua kiệt xuất nhất lịch sử nhân loại, tên tuổi của ông sánh ngang với Alexander Đại đế. Charlemagne được vinh danh là Hoàng đế vĩ đại nhất nước Đức.
Cuộc đời và sự nghiệp của ông giống như một huyền thoại. Vương quốc Karolingen dưới thời Karl Đại đế (Charlemagne) rộng tới mức bao gồm cả một vùng lớn mà ngày nay là nước Pháp, Đức và Ý.
Chính vì vậy, nhiều nhà sử học Pháp và Đức hay coi Charlemagne là người mở mang bờ cõi và lập nên nước mình. Người Pháp thì gọi ông là Charles Đại đế, trong khi đó người Đức với lòng kính trọng gọi ông là Karl Đại đế.
Những chiến công của Charlemagne nhiều không kể xiết, nhưng tiêu biểu có thể kể đến lần ông dẫn quân đến Rome để giải cứu giáo hoàng Leo III và đánh lui quân nổi dậy. Cũng nhờ đó mà Charlemagne được giáo hoàng ban vương miện và trở thành hoàng đế của người La Mã.
Tranh vẽ Hoàng Đế Charlemagne mặc trang phục La Mã, phất cờ Đế chế về phía Tây để bình định vùng đất Hispanic của người Moor.
Hay như sau này là những chiến thắng hiển hách trước người Saxon và người Slav. Sau 30 năm chinh chiến và 18 trận đánh khác nhau trong cuộc chiến tranh Saxon, Charles Đại đế đã chinh phục xứ Saxon và tiếp tục chuyển đổi những người bị chinh phục sang Kitô giáo, dù cho có phải sử dụng vũ lực.
Chân dung Charlemagne. Hình minh họa
Những thành công mà Charlemagne có được hoàn toàn đến từ tài năng của 1 vị tướng, 1 vị vua dũng mãnh được rèn luyện nơi sa trường. Và cũng là thiếu xót nếu không nhắc tới Joyeuse - thanh kiếm luôn như hình với bóng của Charles Đại đế.
Joyeuse - Thanh kiếm huyền thoại
Được chiến đấu bên cạnh 1 vị vua vĩ đại, đương nhiên Joyeuse không hề thiếu những chiến công cũng như huyền thoại để đời.
Tương truyền, Joyeuse được rèn bởi Galas, người thợ rèn nổi tiếng bậc nhất thời bấy giờ. Dù rất tài giỏi những cũng phải mất đến 3 năm Galas mới có thể hoàn thành sản phẩm nổi tiếng nhất của mình. Sau khi hoàn thiện, thanh kiếm dài gần 83cm, rộng 45mm tại phần cán.
Joyeuse được miêu tả 1 cách thần thánh hóa rằng dường như nó có chứa đầy ma thuật, sức mạnh thần bí có thể đánh bại vô số kẻ thù hay ánh sáng tỏa ra từ Joyeuse còn mạnh mẽ hơn của Mặt Trời, khiến kẻ địch chưa kịp làm gì đã mù mắt. Hay việc nó có thể đổi màu đến 30 lần chỉ trong 1 ngày!
Và vua Charlemagne lấy được Joyeuse trong 1 chuyến đi khi đang trở về từ Tây Ban Nha. Kể từ đó, thanh kiếm này chính là trợ thủ đắc lực của hoàng đế trong bất kể trận chiến lớn nhỏ nào.
Trong "Trường ca Roland", một thiên sử thi dựa trên Trận đánh Roncevaux năm 778 cũng từng mô tả lại hình ảnh vị vua anh hùng chiến đấu cùng thanh kiếm huyền thoại:
"Charlemagne mang bộ giáp với áo choàng trắng mịn và chiếc mũ sắt nạm đá vàng; bên cạnh ông treo thanh kiếm Joyeuse, không bao giờ có một thanh kiếm tương xứng với nó; màu sắc của nó thay đổi ba mươi lần một ngày".
Trong 1 truyền thuyết khác, trong cuộc chiến ác liệt, vua Charlemagne vô tình đánh mất thanh kiếm báu, ông cố gắng tìm kiếm khắp nơi sau trận đánh nhưng không thành. Không muốn mất đi thanh kiếm quý, Charlemagne hứa sẽ trọng thưởng cho ai tìm được nó về cho ông.
May mắn thay, 1 hiệp sĩ dưới trướng ông vô tình tìm thấy và trả lại cho Charles Đại đế. Giữ đúng lời hứa của mình, phần thưởng cho chàng hiệp sĩ là 1 vùng đất rộng lớn để có thể làm ăn sinh sống. Ông nói: "Nơi đây sẽ được xây dựng và ngươi sẽ là chủ của nó, dòng dõi của ngươi sẽ lấy tên thanh kiếm tuyệt vời của ta: Joyeuse".
Sau này, vùng đất rộng lớn đó vẫn lấy tên giống như thanh kiếm, Joyeuse! Và ngày nay, đó là 1 địa danh có thật ở Ardèche, Pháp!
Tuy nhiên, sau khi vua Charles Đại đế qua đời, thanh kiếm Joyeuse cũng bị thất lạc, mãi đến năm 1270 người ta mới xác định nó được sử dụng trong lễ đăng quang của Vua Philip ở Pháp. Sau Philip, Joyeuse cũng thuộc sở hữu của nhiều vị vua khác, và được trân trọng như 1 kho báu vô giá.
Hiện nay, Joyeuse là 1 trong số ít những thanh kiếm nổi tiếng và giá trị nhất thế giới, và được lưu giữ ở bảo tàng Louvre.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 500 anh em trâu rừng quyết tử chiến với con 11 sư tử cướp lại con non và cái kết đầy bất ngờ
CLIP: Cuộc chiến ngoạn mục, bê con đơn độc lật ngược tình thế trước bầy sói
Dê trên cao nguyên Tây Tạng: Có thể nhảy và chạy trên vách đá dựng đứng, tại sao không bị rơi?
Cứ sau 150 năm, người chết có thể tái sinh? Các nhà khoa học tiết lộ sự thật
Tại sao Từ Hi được mệnh danh là 'mỹ nhân đẹp nhất nhà Thanh'? Sau khi xem những bức ảnh năm 18 tuổi của bà thì mới rõ
Một hành tinh rất gần Trái Đất có thể đầy cá đang bơi lội?