Khám phá

Bí ẩn Trái Đất: "Tàu vũ trụ đã có từ thời cổ đại?"

Máy bay trực thăng, tàu ngầm, phi cơ chiến đấu, tàu vũ trụ… tất cả các thiết bị hiện được xem là tối tân ấy đã có mặt trên trái đất hàng chục ngàn năm trước. Nhiều bằng chứng cho thấy, người tiền sử đã từng có một thời đại văn minh bí mật.

24 sự thật “điên rồ” về vàng mà có thể bạn chưa biết / 'Cha đẻ' bí ẩn của Bitcoin đã lộ mặt?

Máy bay trực thăng 11 ngàn năm tuổi

Ngôi đền cổ linh thiêng và đồ sộ Abydos nổi trên bãi cát của sa mạc cằn cỗi ở Ai Cập sau sự tàn phá của các trận lụt dữ dội trong thời kỳ Băng hà cuối cùng (11.000 năm trước Công nguyên) gây ra. Xưa kia, đây là một trung tâm thu hút tín đồ tới hành hương từ tứ xứ. Còn ngày nay Abydos được xem là Viện bảo tàng “Khoa học Quân sự” của người tiền sử để lại cho hậu thế. Vào năm 1848, trong một cuộc thám hiểm con người đã phát hiện tại ngôi đền Abydos có các phù điêu đặc biệt đặt ở lối vào đền thờ gần trần nhà ở độ cao 10 mét. Các nhà khảo cổ học không quá ấn tượng bởi niên đại của bản khắc cũng như các chữ tượng hình trên đó mà bất ngờ vì những hình tượng quan sát được hoàn toàn xa lạ với những hình ảnh thường thấy trong hang động nguyên thủy. Với những đường nét đặc biệt dị thường và khác lạ bản khắc đã gây ra các cuộc tranh cãi bất tận trong Hội đồng khoa học các nhà Ai Cập học. Cho đến tận cuối thế kỷ XIX, họ vẫn bó tay trong việcgiải mã những điều mà người Ai Cập cổ đại để lại cho con cháu trên các bản khắc đá. Chỉ vào cuối thế kỷ XX, khi nền khoa học và công nghệ của nhân loại đạt được những đỉnh cao tuyệt vời với các sản phầm hiện đại do nền công nghiệp tiên tiến tạo ra thì những bức ảnh chụp về các hình vẽ trên được đăng trên một tờ báo nổi tiếng trong thế giới Ả Rập không chỉ gây choáng váng cho học giả xứ này mà còn cho các nhà khoa học trên toàn thế giới. Theo đó, từ hình ảnh chụp và được đăng trên báo, người đọc dễ dàng nhận ra hình khắc trên đá đã mô tả rất chi tiết những thiết bị quân sự, mà nhân loại vào thế kỷ XX mới có khả năng chế tạo và sử dụng, bao gồm: máy bay trực thăng với cách quạt, roto chính và đuôi; máy bay chiến đấu hiện đại; máy bay ném bom siêu âm và tàu ngầm...

Ảnh minh họa.

Ngay bản thân tờ báo này cũng không đưa ra lời bình luận cho các hình ảnh đăng kèm mà chỉ dám đưa ra câu hỏi: Bạn có cho rằng máy bay chiến đấu không xa lạ với người Ai Cập cổ đại? Và điều đó lý giải tại sao các nhà Ai Cập học của thế kỷ XIX đã không thể giải thích ý nghĩa của phù điêu Abydos vì ngay cả bản thân họ cũng không có khái niệm về công cụ chiến đấu chỉ được thực sự sử dụng trong cuộc chiến tranh hiện đại bắt đầu giữa thế kỷ XX.

Kể từ đó, các “giải mã” về bản “Abydos chữ tượng hình” đã thu hút sức lực và trí tuệ của toàn bộ thế giới khoa học. Có rất nhiều giả thuyết khác nhau đã được đưa ra. Táo bạo nhất là kiến giả do nhà Ai Cập học người Anh, Alan Alford trình bày trên báo chí Ai Cập. Theo đó, người cổ đại đã miêu tả máy bay trực thăng với tính chínhxác tuyệt vời giống như một bản vẽ kỹ thuật mà từ đó làm ra sản phẩm thực phục vụ cho cuộc sống! Còn Viện sỹ Michael Soroka, thành viên của Viện Hàn lâm Quốc tế về Công nghệ Năng lượng sinh học, cho biết thêm: tại đền trên, các nhàng hiên cứu đã tìm thấy một phòng kỹ thuật, nơi sản xuất ra các bóng đèn điện và như vậy vào thời đó các thầy tu đã có khả năng tạo ra nguồn điện và sử dụng nó. Điều này chỉ ra rằng, cũng theo Viện sỹ Michael Soroka, tổ tiên của chúng ta không phải hoàn toàn là những “người nguyên thủy”! Và ông đặt câu hỏi: Ai trong chúng ta - tổ tiên của chúng ta hay là con cháu họ - là những người “chưa tiến hóa” bởichưa có trí thức hiện đại?

Dựa trên những dữ liệu được tập hợp GS Bruce Rowles, người Mỹ cho rằng các thầy tu từng xây dựng và quản lý ngôi đền có khả năng lĩnh hội kiến thức, mà con người thời đó chưa biết đến, từ một thế giới khác và họ để lại hình ảnh trên như là một khám phá bí mật về nền văn minh ngoài trái đất. GS Rowles dựa trên một thực tế là ngôi đền Abydos tuy vô cùng độ sộ nhưng luôn luôn chỉ có 5 vị thầy tu chủ trì và nơi đây tràn đầy không khí im lặng, đến cả nhạc cụ cũng không được phép sử dụng để đi đến kết luận cuối cùng: Các thầy tu đã “phát minh ra cỗ máy thời gian” và mách bảo cho con cháu rằng trong tương lai xa, máy bay chiến đấu, trực thăng và tàu ngầm sẽ trông giống như thế nào.

Cho đến nay, các cuộc tranh cãi xung quanh bản khắc Abydos vẫn tiếp tục trong giới học giả. Một số người cho rằng người cổ Ai Cập đã có khả năng sở hữu những kiến thức của ngành hàng không và hàng hải hiện đại, nhưng qua thời gian các tri thức đó đã bị mất. Những người hoài nghi đã lập luận rằng những bí mật như trên chỉ là một ảo tưởng bí ẩn của người cổ và cho dù đường nét và hình ảnh phù hợp một cách kỳ lạ với những sản phẩm văn minh của thế kỷ XX thì cũng không thể khẳng định người cổ đại đã sở hữu những kiến​​ thức khoa học - công nghệ to lớn đến như vậy.

 


Nhà sử học William Deutsch sau khi dùng các thiết bị khoa học để phân tích nguyên nhân gây ra cái chết cho các xác ướp Ai Cập đã đưa ra kết luận: Pharaoh Tutan khamen qua đời cách đây 3.300 năm... là do tai nạn hàng không và nhiều thành viên thuộc gia đình hoàng gia của Ai Cập cổ đại cũng đã chết bởi tai nạn tương tự - thiết bị bay bị rơi - với đôi chân bị gãy cùng các tổn thương ở nhiều nơi khác

Như bản khắc Abydos và từ đó cho thấy con người của quá khứ không “hoang dã” như ngày nay chúng ta nghĩ mà ngược lại còn văn minh hơn nhiều. Nhà khoa học lịch sử Michael Soroka, người Nga đã hé lộ thông tin về một cuộc khảo cổ được thực hiện tại Baikonur ở vùng hạ Khreschatik bị chính quyền thời đó cấm phổ biến: vào cuối thế kỷ XIX, nhà khảo cổ học người Ucraina Vincent Hvoyka đã tiến hành khai quật trong khu vực thuộc Nhạc viện Kiev và đã tìm thấy một cổ vật lạ… đến nỗi người ta khuyên ông nên quên đi những gì mình nhìn thấy và lấp lại như cũ ... Sau khi chiến tranh thế giới II kết thúc vào năm 1947, nó lại được đào lên và đưa đến cho nhà bác học Sergei Korolyov- một trong những Tổng công trình sư vĩ đại nhất của nền công nghiệp vũ trụ Xô Viết. Viện sỹ Korolyov xác nhận đây là bản vẽ kỹ thuật cho một chiếc máy bay có kích thước khổng lồ do một nhà thiết kế “nào đó trong quá khứ” để lại trên trái đất. Hiện nay các thông tin như vậy và những kiểm chứng chất đày trong các kho lưu trữ tài liệu mật.

Nhà sử học William Deutsch sau khi dùng các thiết bị khoa học để phân tích nguyên nhân gây ra cái chết cho các xác ướp Ai Cập đã đưa ra kết luận: Pharaoh Tutan khamen qua đời cách đây 3.300 năm...là do tai nạn hàng không và nhiều thành viên thuộc gia đình hoàng gia của Ai Cập cổ đại cũng đã chết bởi tai nạn tương tự - thiết bị bay bị rơi - với đôi chân bị gãy cùng các tổn thương ở nhiều nơi khác. Từ đó, William Deutsch tin rằng các mô tả trong những bức bích họa Abydos là hình ảnh đích thực về thiết bị bay đầu tiên của loài người.

Trong văn học cổ của nhiều dân tộc như thần thoại của người Hy Lạp, của thổ dân Úc và New Guinea, của người Mỹ bản địa, của các quốc gia châu Âu… đều đề cập tới các phương tiện mà người cổ đã sử dụng để có thể bay trong không khí và bơi dưới nước giống như máy bay và tàu ngầm ngày nay. Trong sử thi Ấn Độ “Mahabharata” và “Ramayana”, các thiết bị bay được gọi dưới tên “Cỗ xe trên trời”. Chúng được mô tả kỹ càng từ những chi tiết nhỏ nhất cho tới 32 “bí quyết” mà phi trưởng cần phải nắm vững để điều khiển thiết bị trên bay trên theo chế độ tàng hình hay zích dắc nhằm đánh lừa đối phương để rồi bất ngờ phun hơi độc ở một khoảng cách rất xa vào đối phương khiến kẻ thù hôn mê hàng loạt.

Năm 1875 trong một trong những ngôi đền của Ấn Độ, người ta đã được tìm thấy cuốn sách cổ có tên gọi “Vimanika Shastra” do tác giả Bharadwaja viết vào thế kỷ IV trước Công Nguyên trong đó mô tả thiết kế của 36 dự án chế tạo các loại máy bay khác nhau. Một số thiết bị bay hoạt động bằng “nhiên liệu” thủy ngân (Hg), một số khác được cung cấp năng lượng từ hạt lúa mì. Tất cả các máy bay được chế tạo từ kim loại và hợp kim đặc biệt có thể chịu được nhiệt độ cao. Trên thân máy bay được lắp đặt 7 tấm gương và ống kính để quan sát.

 

Các bản chữ cổ có liên quan đến ngành hàng không xa xưa của cổ nhân cũng đã được tìm thấy ở Mohenjo- daro (Pakistan), trên đảo Phục Sinh và ở Lhasa (Tây Tạng). Ở Tây Tạng, trong một bản viết bằng ngôn ngữ Ấn Độ cổ đại- tiếng Phạn - đã chép các hướng dẫn chi tiết để chế tạo con tàu bay hoạt động trên nguyên lý chống lực hấp dẫn nhằm “du lịch”giữa các vì sao .

Tại Mexico, trong tàn tích của một kim tự tháp của người Maya, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một đĩa bằng đá với hình ảnh người đàn ông ngồi trước một bảng điều khiển - cơ cấu không thể thiếu để làm chủ những thiết bị kỹ thuật hết sức phức tạp - và một thiết bị bay có gắn các thùng nhiên liệu với ngọn lửa phụt ra từ đó. Bản vẽ trên khiến các chuyên gia của NASA vô cùng kinh ngạc vì từ 2000 năm trước con người đã biết sử dụng nhiên liệu chứa vào 2 bình rồi cho chúng chảy vào bình thứ 3 để đốt cháy nhiên liệu tạo ra lực đẩy phản lực cho thiết bị bay hoạt động.

Cuối cùng, một cổ vật có thể nói được quan tâm nhiều nhất và làm đau đầu giới khảo cổ nhất trong suốt hàng thế kỷ là bức tượng mô tả hình ảnh một con người trong bộ quần áo kỳ lạ nằm chính giữa mặt tiền của nhà thờ được xây dựng trong thế kỷ XVI-XVIII tại thành phố Salamanca, Tây Ban Nha. Phải đến hàng trăm năm sau, khi báo chí quốc tế tung các bức ảnh về Yuri Alekseievich Gagarin - người đầu tiên trên thế giới thực hiện chuyến bay vào vũ trụ ngày12/04/1961 trên con tàu Phương Đông - thì cả nhân loại mới ồ lên và tự hỏi: Phải chăng các nhà điêu khắc thời Trung cổ tạc bức tượng người đàn ông trong một bộ đồ du hành vũ trụ để nhắc nhở con cháu rằng hãy tiếp tục sự nghiệp khám phá không gian được cha ông khởi xướng từ cách đây rất rất lâu?

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm