Khám phá

Bí ẩn về 4 nhà du hành "độc nhất vô nhị" trong lịch sử thế giới cổ đại khiến hậu thế không khỏi 'giật mình'

Bốn nhân vật này đã mạo hiểm thực hiện các cuộc hành trình vĩ đại trong điều kiện giao thông, phương tiện hỗ trợ nghèo nàn thời kỳ tiền công nghiệp.

Bí ẩn về khả năng "tiên tri" cách đây hàng nghìn năm của người Hy Lạp cổ đại / Bí mật về tờ văn tự cổ viết trên giấy cói niên đại 2.000 năm tuổi đã được giải đáp: Hóa ra là chữ bác sĩ

Họ không chỉ khám phá những vùng đất mới, mà còn phá vỡ nhiều rào cản văn hóa và cho thấy sự đa dạng của thế giới.

1. Nhà thơ Homer (thế kỷ 8 TCN)

Ảnh minh họa.

Homer là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của Hy Lạp cổ đại. Hai bản trường ca Iliad và Odysses của ông có ảnh hưởng lớn đến văn học phương Tây, là nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm nghệ thuật.

Từ câu chuyện về Cuộc chiến thành Troy trong, một bản đồ sống động, kinh điển đã được hình thành. Tương truyền, Homer là một người hát rong mù nhưng "tấm bản đồ" của ông đã chỉ đường cho những người lữ hành trong gần 3000 năm.

Những người La Mã cổ đại được coi là những du khách đầu tiên trên thế giới. Họ đã thực hiện những chuyến đi kéo dài vài năm từ thành Acropolis ở Athen đến Kim tự tháp ở Ai Cập, cùng nhiều điểm dừng khác ven Địa Trung Hải.

Nhưng sẽ không có một "tour" nào hoàn thiện nếu không ghé thăm thành Troy, nơi diễn ra trận chiến mà Homer đã biến thành một trong những sự kiện quan trọng nhất của nền văn minh phương Tây.

2. Nhà địa lý Strabo (64 TCN – 24 SCN)

 

4 nhà du hành độc nhất vô nhị trong lịch sử thế giới cổ đại - Ảnh 2.

Dựa trên kết hợp các lý thuyết về nghệ thuật, toán học, khoa học tự nhiên, lịch sử và thần thoại, Strabo đã chỉ ra rằng nhà địa lý là người dành sự chú ý cho "những gì hữu ích hơn thứ nổi tiếng và hấp dẫn".

Nhưng Strabo đã đi du hành từ quê hương của mình ở Thổ Nhĩ Kỳ đến những vùng đất nổi tiếng và hấp dẫn ở Italia, Ai Cập, Ethiopia, Armenia… Những chuyến đi này được ông ghi chép lại trong bộ sách Geographia gồm 17 tập.

Strabo cũng viết lại các cuộc du hành của Homer, nhà toán học Hy Lạp Eratosthenes và nhà thiên văn Hy Lạp Hipparchos. Nhờ đi du hành nhiều nơi, Strabo cũng tham gia vào việc xác định 7 kỳ quan của thế giới cổ đại.

Geographia cung cấp một nguồn thông tin giá trị về thế giới cổ đại. Ví dụ, ở Ấn Độ, Strabo miêu tả một loài bò sát biết bay dài 90 cm, có thân giống rắn và cánh giống dơi. Các sử gia khác, như Herodotus, Aristotle, và Flavius Josephus, cũng từng đề cập đến một sinh vật tương tự.

 

Bản đồ thế giới của Strabo dựa một phần vào tấm bản đồ từ thế kỷ 3 TCN của Eratosthenes – vẽ những phần đất nổi lên trên một đại dương toàn cầu. Trong tấm bản đồ này đã xuất hiện phác thảo về Bắc Âu, Địa Trung Hải, châu Á, Lybia (đại lục châu Phi), Ả Rập, Ấn Độ (bao gồm cả sông Hằng).

3. Nhà sư Huyền Trang (602 – 664)

4 nhà du hành độc nhất vô nhị trong lịch sử thế giới cổ đại - Ảnh 3.

Kể từ khi ra đời, câu chuyện Tây Du Ký về bốn thầy trò Đường Tăng vượt khó khăn, gian khổ sang Tây Trúc thỉnh kinh đã làm biết bao nhiêu thế hệ say mê. Thực tế, Ngô Thừa Ân dựa trên chuyến đi Ấn Độ của nhà sư Huyền Trang để bồi đắp nên tác phẩm kinh điển này.

Năm 629, nhà sư Huyền Trang khởi hành từ kinh thành nhà Đường, bắt đầu cuộc hành trình dài hơn 16.000 km, 16 năm tới Ấn Độ để tập hợp và nghiên cứu kinh Phật. Ông đã men theo lộ trình phía Bắc của Con đường Tơ lụa, đi qua những vùng ngày nay là Kyrgyzstan, Uzbekistan, Afghanistan và Pakistan.

 

Ông đã vượt qua dãy Hindu Kush tới thung lũng Bamian, nơi ông mô tả là có những bước tượng Phật khổng lồ. Sau 1 thời gian dài, ông đến được Ấn Độ. Chuyến đi này rất gian nan nhưng mang giá trị tinh thần to lớn.

Nhà sư Huyền Trang trở về Trung Quốc mang theo rất nhiều kinh sách tiếng Phạn về những giáo lý của Phật giáo. Ngay nay, ông được tôn vinh là một vị cao tăng, một dịch giả, sử gia lớn, đồng thời cũng là một nhà du hành không mệt mỏi.

4. Nhà thám hiểm Ibn Battuta (1302 – 369)

4 nhà du hành độc nhất vô nhị trong lịch sử thế giới cổ đại - Ảnh 4.

Ibn Battuta là một học giả Hồi giáo, nhà du hành người Maroc. Năm 21 tuổi, Ibn Battuta khởi hành từ Tangier (Maroc) để thực hiện chuyến hành hành hương đầu tiên đến thánh địa Mecca (Ả Rập Xê Út).

 

Sự nghiệp du hành của Ibn Battuta không kết thúc ở đó. Ông làm đúng theo nghĩa đen lời của nhà tiên tri Muhammad "tìm kiếm kiến thức"

Trong ba thập kỷ sau đó, Ibn Battuta đã đi hơn 117.500 km, ghé thăm hơn 40 khu vực trên bản đồ hiện đại từ Bắc Phi đến Ai Cập, Trung Đông, Đông Phi, Anatolia, Ấn Độ, Nam Á và Trung Quốc.

Các chuyến đi Rihla này có một phần được thôi thúc từ đam mê phiêu lưu. Nhưng thứ Ibn Battuta để lại đằng sau không chỉ là hướng dẫn cho thế giới. Đó là kho tàng khoảng hơn 2000 cuốn sách ghi chép về địa lý, lịch sử tự nhiên, chính trị, tôn giáo và con người.

Ibn Battuta chính thức bắt đầu hành trình của mình chỉ một năm sau khi nhà thám hiểm người Ý Marco Polo (1254 – 1324) qua đời. Marco Polo nổi tiếng với cuộc du hành kéo dài 24 năm trên Con đường Tơ lụa, vượt qua Mông Cổ tới Trung Quốc, nơi ông gặp được Hốt Tất Liệt.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm