Khám phá

Dũng tướng Hannibal dùng kế cho rắn độc vào bình: Kết cục, quân La Mã thua đau - vì sao?

Danh tướng tài ba xứ Carthage, là Hannibal, từng sử dụng "bom rắn" để chiến thắng quân La Mã.

Bí mật về những vị thần tình yêu ít ai biết đến / Lặn xuống hang ngầm thời cổ đại, các nhà khảo cổ phát hiện hàng loạt điều bất ngờ

Mưu kế hiểm nơi chiến trận

Sử dụng rắn khi chiến đấu là một vũ khí đáng sợ thời cổ đại. Tuy nhiên, những chiến binh Hy Lạp cổ đại không phải là người duy nhất biết sử dụng rắn để chống lại kẻ thù.

Hannibal là danh tướng tài ba của Carthage. Ông có nhiều kế sách, vũ khí độc đáo thời cổ đại. Ảnh: Internet
Hannibal là danh tướng tài ba của Carthage. Ông có nhiều kế sách, vũ khí độc đáo thời cổ đại. Ảnh: Internet

Bằng chứng là vào năm 190 TCN, Hannibal, danh tướng tài ba của xứ Carthage từng sử dụng kế sách kỳ dị là ra lệnh cho rắn độc vào hàng nghìn chiếc bình gốm khi hạm đội chiến thuyền của ông yếu thế và bị vua Eumenes II của La Mã bao vây. Cụ thể, khi hạm đội của La Mã tới gần, Hannibal đã ra lệnh cho binh lính ném "bom rắn" về phía kẻ địch.

Dũng tướng Hannibal dùng kế cho rắn độc vào bình: Kết cục, quân La Mã thua đau - vì sao? - Ảnh 1.

Hannibal là danh tướng tài ba của Carthage. Ảnh minh họa.

Khi những chiếc bình bị đập vỡ, những con rắn độc liền bò ra ngoài và bắt đầu tấn công cả thủy thủ và những người chèo thuyền.

Rắn độc liên tiếp tấn công khiến nhiều binh sĩ La Mã hoảng sợ tháo chạy và giẫm đạp lên nhau mà chết, số khác thì suy sụp tinh thần chiến đấu và kết quả là quân đội của Carthage dễ dàng giành chiến thắng mà trước đó tưởng chừng nắm chắc phần thua.

 

Kế sách kỳ lạ của Hannibal đã góp phần không nhỏ vào việc đánh bại đội quân của La Mã cổ đại.

"Bom rắn": Vũ khí hữu hiệu của người Hy Lạp

Người Hy Lạp cổ đại vốn nổi tiếng được coi là một trong những người đầu tiên sử dụng động vật làm vũ khí và thực hiện nghệ thuật tâm lý chiến độc đáo.

Một trong số đó phải kể tới những "quả bom" rắn đáng sợ mà quân Hy Lạp áp dụng ném vào kẻ địch trong những trận hải chiến ác liệt.

Vào cuối năm 2015, các nhà nghiên cứu ở Italy đã phát hiện ra một loài rắn bí ẩn từng được dùng trong các trận hải chiến khốc liệt của người Hy Lạp cổ đại, trên đảo Sicily của quốc gia này. Điều thú vị là sinh vật này từng biến mất trong gần một thế kỷ.

 

Dũng tướng Hannibal dùng kế cho rắn độc vào bình: Kết cục, quân La Mã thua đau - vì sao? - Ảnh 2.

Loài rắn từng được quân Hy Lạp cổ đại sử dụng như một vũ khí để tấn công quân địch khi chiến đấu ở cự ly gần. Ảnh minh họa.

Đây là một minh chứng cho thấy về chiến thuật đáng sợ sử dụng chiến tranh sinh học và tâm lý thời cổ đại.

Theo đó, nhóm chuyên gia nghiên cứu cho biết, họ đã tìm thấy một số mẫu vật về loài rắn hổ cát Eryx jaculus ở tỉnh Agrigento, Sicily (Italy). Loài rắn này vốn không phải là sinh vật bản địa ở Sicily và thậm chí không có nọc độc, khá nhút nhát.

Lý giải về việc loài rắn này từng xuất hiện trong nhiều trận chiến quan trọng, các nhà khoa học cho rằng người Hy Lạp cổ đại từ lâu đã đưa chúng đến vương quốc của họ.

Người Hy Lạp cổ đại đã xâm chiếm đảo Sicily từ khoảng năm 800 trước công nguyên và khu vực nơi tìm thấy những con rắn đặc biệt này lại ở gần vị trí của hai trận đánh cách đây hàng nghìn năm.

 

Công bố phát hiện trên tạp chí Acta Herpetologica về loài rắn từng được dùng như một loại vũ khí nguy hiểm thời cổ đại, các nhà nghiên cứu cho biết, người Hy Lạp sử dụng những con rắn giống như bom đạn và ném chúng sang tàu của đối phương trước khi tấn công để tạo ra tâm lý sợ hãi và hoảng loạn.

Dũng tướng Hannibal dùng kế cho rắn độc vào bình: Kết cục, quân La Mã thua đau - vì sao? - Ảnh 3.

Người Hy Lạp cổ đại sử dụng rắn như một vũ khí sinh học, chiến thuật tâm lý đối với quân địch. Ảnh: Pinterest

Bên cạnh rắn hổ cát, các chiến binh Hy Lạp cũng thường sử dụng rắn lục đã được loại bỏ nọc độc để làm vũ khí sinh học và đánh đòn tâm lý về phía quân địch.

Mặc dù có thể dài tới 84cm nhưng chiều dài trung bình của rắn hổ cát là khoảng từ 30-60 cm. Loài rắn này có phạm vi sinh sống chủ yếu ở đông nam châu Âu, Hy Lạp, dãy Kavkaz, bán đảo Balkan, Trung Đông và khu vực Bắc Phi.

Được ghi nhận lần đầu ở đảo Sicily vào năm 2006, nhưng mãi cho tới gần đây các nhà nghiên cứu mới xác nhận được sự tồn tại của rắn hổ cát.

 

Trong quá trình nghiên cứu, các chuyên gia tìm thấy có 6 cá thể, trong đó có 3 con còn sống, hai con chết trên đường và một con thì chết đuối.

Các chuyên gia về rắn cho rằng những con rắn hổ cát đã sống ở đảo Sicily (Italy) trong nhiều thế kỷ nhưng không được chú ý vì đơn giản là chúng có thói quen kỳ lạ về đêm, thường sống dưới lòng đất.

Vũ khí sinh học từ những con rắn đã cho thấy nghệ thuật sử dụng đòn tâm lý có thể lật ngược tình thế trong các trận hải chiến thời cổ đại và thực sự thì chúng cũng cho thấy những thành công nhất định vì yếu tố bất ngờ khi đánh cận chiến.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm