Bí ẩn về bộ bài Tây: Ý nghĩa đặc biệt của những lá bài J - Q – K
'Gọi hồn' và 1 số cú lừa 'siêu to khổng lồ' trong lịch sử phương Tây / Trường hợp song trùng rùng rợn nhất: "Bản sao" luôn kè kè bên cạnh nữ giáo viên, đi đến đâu ai cũng hoảng sợ nhưng bản thân cô chẳng nhìn thấy
Nếu như mỗi một loại chất có 13 quân bài (từ 2 đến át) là vì mỗi mùa có 13 tuần; một ngày có ban ngày và ban đêm nên quân bài cũng có hai màu sắc đen và đỏ thì “J, Q, K” bao gồm 12 quân bài tượng trưng cho 12 tháng trong năm. Nhưng thú vị hơn nữa là những lá bài J, Q, K đều có những nhân vật thật sự ẩn đằng sau. Họ là ai, mang trong mình những ý nghĩa gì chắc cũng khiến không ít bạn đọc tò mò.
Trong số những quân đầu người, K là vua (King), Q là hoàng hậu (Queen) còn J là quân lính (Jack). Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất bài Tây cho hay các hình vẽ trên quân bài J, Q, K đều là những nhân vật có thật.
Quân K
Nổi tiếng nhất và có lẽ là bí ẩn được nhiều người tìm hiểu nhất chính là K cơ hay là lá bài vua tự sát (thanh kiếm đâm thẳng vào đầu). K cơ được cho là lấy hình tượng từ vua Charlemagne Charles Đại đế (742-814).
Charlemagne là ông vua vĩ đại của người Frank, sau lên ngôi Hoàng đế La Mã, từng tại vị hơn 50 năm và làm chủ một nửa lãnh thổ châu Âu. Trong 14 năm tại vị, ông đã tiến hành hơn 50 cuộc chinh phạt, làm chủ hơn một nửa lãnh thổ châu Âu.
Dưới thời ông, La Mã gần như đạt đỉnh cực thịnh. Trên bảng khắc hình tượng Charlemagne đầu tiên bằng gỗ, người đục đã vô tình làm chiếc đục sượt qua môi trên khiến bộ ria của ông bị mất đi. Trên quân K cơ, vị vua duy nhất không có ria chính là phỏng theo hình tượng của vua Charlemagne. Quân bài K rô đại diện cho một nhà quân sự tài ba, một vị tướng vĩ đại khác của La Mã, đó là Gaius Julius Caesar (100 - 44 TCN).
Ảnh minh họa.Gaius Julius Caesar xuất thân trong gia đình quý tộc, từng đảm nhận chức quan về tài vụ, thẩm phán, quan giám sát… Năm 49 TCN, ông lãnh đạo quân đội đánh chiếm Rome, thiết lập quyền lực trong một chế độ độc tài. Caesar có tầm ảnh hưởng cực lớn đối với đế chế La Mã và cũng là một trong những nhân vật để lại nhiều di sản đối với lịch sử thế giới. Ông có vai trò then chốt trong sự chuyển đổi Cộng hòa La Mã thành Đế chế La Mã.
Đáng tiếc, tới năm 44 TCN, ông bị thuộc hạ làm phản và bị sát hại. Hình ảnh Caesar trên đồng tiền xu của Đế quốc La Mã là ảnh nghiêng và trong 4 quân K chỉ có K rô là mặt nghiêng, trong tay cầm chiếc rìu. Hình ảnh trong quân bài K tép (chuồn) chính là Alexander Đại đế (356- 323TCN). Ông là Quốc vương thứ 14 của nhà Argead ở Vương quốc Macedonia, là con của vua Philip II, nhưng ít dành thời gian cho việc trị quốc tại quê nhà Macedonia.
Vào năm 20 tuổi, nhà quân sự tài ba này kế thừa ngôi vị và có tham vọng thống trị cả thế giới. Thực tế nếu ông sống thọ hơn (32 tuổi) thì có lẽ tham vọng kia không hề xa vời chút nào. Bởi sau 13 năm chinh chiến trên yên ngựa, Alexander đã khiến hầu hết kẻ thù câm nín, phủ phục dưới chân mình.
Nhưng vào đúng thời điểm cực thịnh của đời người, bất ngờ ông ra đi trong nuối tiếc của cả đế chế. Quân bài K bích là biểu tượng của vua David. Vua David (1040 TCN - 970) là vị vua nổi tiếng của vương quốc Israel thống nhất. David nổi danh không phải vì khả năng chinh chiến hay lãnh đạo mà bởi ông có tài về nghệ thuật.
Ông rất giỏi về diễn tấu đàn hạc và đã viết rất nhiều bài thánh ca trong thánh kinh nên trong các hình vẽ về ông đều có hình ảnh cây đàn. Ngoài ra, trong một thuyết pháp khác có nói vua David yêu thích hí kịch, vì vậy trang phục mà ông mặc là trang phục diễn kịch.
Quân Q
Hình ảnh xuất hiện trên lá bài Q cơ là hình ảnh của Nữ hoàng Judith - nhân vật truyền thuyết trong kinh thánh Cựu ước. Bà là quả phụ không chỉ có nhan sắc xinh đẹp vô song mà bà còn sở hữu cả trí tuệ siêu phàm. Với nhan sắc và mưu trí, bà đã hạ sát tướng Holoferne để cứu người dân thành Bethulia.
Tiếp đến, quân bài Q rô là Hoàng hậu Rachel, cũng là một người rất nổi tiếng trong truyền thuyết. Theo Kinh thánh Genesis, Rachel là vợ thứ hai của Jacob, tổ tiên của người Do Thái, bà là người vợ mà ông yêu quý nhất. Bà cũng chính là em gái của Leah, người vợ đầu tiên của Jacob. Nổi bật hơn cả có lẽ là Hoàng hậu Argine cho quân bài Q tép (chuồn).
Ẩn sau lá bài này là câu chuyện cuộc chiến hoa hồng của giới quý tộc ở Anh quốc. Hoàng tộc Lancaster lấy hoa hồng đỏ làm biểu tượng, trong khi đó hoàng tộc York lại chọn hoa hồng trắng. Sau khi hai hoàng tộc trải qua cuộc chiến hoa hồng nổi tiếng, họ đã hòa giải và “bắt tay” với nhau. Argine là người có công lớn trong việc hòa giải, lập lại hòa bình giữa hai gia tộc nên trên tay vị hoàng hậu này cầm bông hoa hồng.
Cuối cùng trong số các nữ hoàng là Nữ hoàng Eleanor (vợ thứ 3 của Hoàng đế Leopold I) cho quân Q bích. Bà cũng là mẹ của vua Charles VI. Đây là người phụ nữ duy nhất trong các quân bài cầm vũ khí.
Quân J
Hiện thân của quân J cơ chính là Hiệp sỹ La Hire (1390-1443), xuất thân là tùy tùng thân cận của vua Charles VII le Victorieux. Sau này, ông là “cánh tay phải” đắc lực của thánh nữ Jeanne d’Arc nổi tiếng. Vẫn có khá nhiều tranh cãi xoay quanh câu chuyện quân bài J rô là ai. Nhưng nhiều người cho rằng đó là Hoàng tử Hector, con trai của vua Priamus.
Sau khi em trai mình là Paris gây ra họa lớn, Hector phải lãnh đạo quân lính thành Troy chống lại quân Hy Lạp. Mặc dù đã nhìn trước được tương lai tăm tối rằng toàn bộ thành Troy và dòng họ Priam sẽ bị hủy diệt thế nhưng Hector không hề chạy trốn. Chàng đã lãnh đạo nhân dân thành Troy kiên cường chiến đấu với quân Hy Lạp để bảo vệ những gì họ yêu quý nhất.
Cuối cùng, ông đã tử trận sau cuộc đấu tay đôi với Achilles trong cuộc chiến thành Troy nổi tiếng Vang danh không kém J rô chính là J tép. Nhân vật xuất hiện trong quân bài J tép chính là Hiệp sĩ Lancelot - một trong những hiệp sỹ dũng cảm đa tài, trung thành nhất của vua Arthur nhưng lại vướng vào mối tình vụng trộm với hoàng hậu.
Khi bị phát giác, vua Arthur đã cho tử hình hoàng hậu, Lancelot xông vào cứu nàng và từ đó trở thành kẻ đối đầu với nhà vua. Khi phản thần nổi loạn, đe dọa ngai vàng vua Arthur, Lancelot quay trở về hỗ trợ ngài nhưng đã quá muộn.
Nhà vua đã bị sát hại, hoàng hậu cũng trở thành nữ tu, Lancelot bỏ tước vị hiệp sỹ và sống quãng đời còn lại như một vị linh mục. Cuộc chiến bàn tròn nổ ra cũng xuất phát từ một sai lầm không đáng có của ông.
Quân bài cuối cùng là J bích, nhiều người cho rằng J bích là tướng Albrecht von Wallenstein - nhà lãnh đạo quân sự và chính trị phục vụ dưới quyền Hoàng đế La Mã Ferdinand II. Ông là nhân vật có tầm ảnh hưởng mạnh nhất tới cuộc chiến tranh 30 năm (1618-1648) khi đã chỉ huy đội quân từ 3 vạn đến 10 vạn người của Hoàng đế trong cuộc chiến này. Một số người khác lại cho rằng đây là hình ảnh của Ogier - người tùy tùng của vua Charlemagne.
End of content
Không có tin nào tiếp theo