Bí ẩn về đám tang Bao Thanh Thiên khi vào ngày chôn cất lại có 21 quan tài đi ra từ nhiều cổng thành theo các hướng khác nhau
Đường Tăng và Bồ Đề Tổ Sư cùng là sư phụ của Tôn Ngộ Không, vậy hắn kính trọng ai hơn? Chỉ cần nhìn vào chi tiết này là hiểu / Rắn rất độc nhưng tại sao mèo lại không sợ, gặp lần nào tấn công lần đó
Theo sách Tống sử, Bao Công tên thật là Bao Chửng (999-1062), tự Hy Nhân. Ông còn được gọi bằng nhiều cái tên khác như Bao Thanh Thiên, Bao Thị Chế, Bao Hắc Tử hay Bao Long Đồ. Bao Thanh Thiên là người Hợp Phì, Lư Châu (nay là thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông vốn sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học. Từ khi còn nhỏ, Bao Thanh Thiên đã nổi tiếng là người con hiếu thảo, sống mực thước.
Ảnh chân dung Bao Thanh Thiên.
Từ khi làm quan cho đến khi qua đời, Bao Thanh Thiên được xem là một trong những vị quan cả đời sống thanh liêm, chính trực, vì nước vì dân.
Đến khi ông mất đi vào năm 1062, người dân muốn tiễn đưa ông đến tận nơi an nghỉ nhưng không thể ngờ trong ngày chôn cất lại có tới 21 quan tài được đưa ra từ các cổng thành theo những hướng khác nhau, không ai có thể biết được đâu mới là quan tài thực sự chứa thi thể của Bao Thanh Thiên.
Tạo hình Bao Thanh Thiên của diễn viên Kim Siêu Quần trong phim "Bao Thanh Thiên" năm 1993.
Có người lý giải rằng Bao Chửng vô cùng thương dân, cố tình dùng cách này để từ biệt thiên hạ, mong rằng những người dân sẽ không cần đau buồn khi đi theo để chôn cất ông, tránh ảnh hưởng đến nhịp sống thường ngày của người dân.
Nhiều người khác cho rằng Bao Thanh Thiên cũng giống như những quý tộc cùng thời khác, sợ bị bọn trộm mộ dòm ngó nên cố tình đánh lạc hướng.
Theo một số giải thiết, mục đích của sự kiện đưa tang khá kì lạ này liên quan đến vấn đề phong thủy. Theo đó, thời xưa người ta quan niệm người quá cố dù không còn trên đời nhưng sẽ luôn là thế lực tâm linh đem lại may mắn, bình an cho con cháu. Tuy nhiên, nếu mộ tổ tiên bị khai quật thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của gia tộc, cụ thể ở đây là nhà họ Bao.
Cũng có giả thuyết cho rằng đây là kế sách “tung hỏa mù” của Bao Thanh Thiên. Khi Bao Thanh Thiên còn sống rất thanh liêm và ngay thẳng, ông đã làm rất nhiều chuyện tốt, phá giải nhiều vụ án, giúp dân đen đòi lại công bằng, chính vì thế đã không ít lần đắc tội với những quý tộc, quan lại quyền quý. Lúc đó, ông rất được hoàng đế trọng dụng nên không kẻ nào dám đụng đến. Chính vì vậy khi ông mất đi, chắc hẳn sẽ có nhiều kẻ vì lòng thâm thù mà muốn phá hoại nơi yên nghỉ của ông. Vì tiên liệu được trước nên Bao Thanh Thiên mới nghĩ ra kế sách này.
Sau này khi nhà Tống diệt vong, quân Tấn dù truy tìm mộ Bao Chửng ráo riết nhưng cũng không được. Phải đến năm 1973, các chuyên gia khảo cổ mới khai quật được mộ của vị quan thanh liêm lừng lẫy một thời. Đúng như tính cách của mình, mộ của Bao Thanh Thiên có rất ít đồ an táng, khác xa những vị quan lớn cùng thời.
Cho đến nay, lý do đám tang của Bao Thanh Thiên xuất hiện 21 quan tài cùng lúc và đi ra các hướng khác nhau vẫn là điều bí ẩn. Có thể thấy, việc an táng và bảo quản di thể Bao Thanh Thiên dù rất bí mật và phức tạp nhưng tất cả đều hướng tới một mục đích là để vị quan này được yên giấc ngàn thu sau khi đã dành cả cuộc đời để bảo vệ lẽ phải.
End of content
Không có tin nào tiếp theo