Khám phá

Bí ẩn về địa cung có "âm binh" canh giữ của Tần Thủy Hoàng

Về địa cung trong lăng mộ của Tần vương, có giai thoại kể lại rằng: Bên dưới có “âm binh” canh gác.

Báo đốm liều mình lao xuống sông tử chiến với cá sấu caiman / Báo đốm phi thân vồ gọn linh dương trong 2 giây

Tần Thủy Hoàng là vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa xây dựng lăng mộ cho chính mình. Công trình này nằm tại Hàm Dương (Thiểm Tây – Trung Quốc), được phát hiện lần đầu vào năm 1974.

Về địa cung trong lăng mộ của Tần vương, có giai thoại còn kể lại rằng: Bên dưới có “âm binh” canh gác. Ban đêm áp tai xuống đất còn nghe thấy tiếng người hô ngựa hý, khí thế ầm ầm như ra trận.

Tần Thủy Hoàng vẫn thường xem duyệt binh, cai quản thành trì, thanh danh oai hùng như thời còn tại thế.

Đánh giá về vị hoàng đế đã có công thống nhất Trung Hoa này, nhiều người cho rằng ông là một thiên tài hiếm có, nhưng “tính tình bất định”.

Là vị vua đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc tự xây lăng mộ cho chính mình, địa cung bên trong ngôi mộ của Tần Thủy Hoàng cho tới ngày nay vẫn là một bí ẩn lớn đối với hậu thế.

Địa cung lớn gấp hàng chục lần Cố cung

Khi phát hiện ra lăng mộ của Tần vương, các nhà khảo cổ đã bị bất ngờ trước quy mô khổng lồ của công trình này.

So với Tử Cấm Thành với diện tích 720.000m², quy mô lăng mộ của Tần Thủy Hoàng lớn gấp 78 lần so với Cố cung hiện tại. Sinh thời, Tần Thủy Hoàng đã sử dụng đến 72 vạn nhân công và phải mất 38 năm mới hoàn thành lăng mộ này.


Lăng mộ của Tần vương Doanh Chính có quy mô gấp hàng chục lần so với Cố cung.

Lăng mộ của Tần vương Doanh Chính có quy mô gấp hàng chục lần so với Cố cung.

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng chia làm hai bộ phận, đó là công trình trên mặt đất và địa cung. Cung điện phía trên có sức chứa tới hàng vạn người, còn nối liền với cung A Phòng. Tuy nhiên trải qua nhiều biến cố lịch sử, công trình này cho tới ngày nay đã không còn tồn tại.

Trong khi đó, địa cung nằm sâu dưới lòng đất là nơi đặt quan tài của Tần Thủy Hoàng cũng có quy mô khiến người ta phải kinh ngạc.

Trang tin Sohu (Trung Quốc), chỉ tính riêng 4 hầm mộ dành cho đội binh mã làm bằng đất nung đã được các nhà khảo cổ phát hiện, diện tích đã lên đến hơn 14.000m2.

Địa cung hoa lệ và lời nguyền thủy ngân

Các bậc đế vương sinh thời đều coi trọng cuộc sống ở thế giới bên kia. Quan niệm “trần sao âm vậy” cũng bắt nguồn từ đó, nên truyền thống Trung Quốc, đặc biệt là các tầng lớp vương giả vô cùng coi trọng việc hậu táng.

 

Vì sao lăng mộ của Tần Thủy Hoàng lại có quy mô khổng lồ tới vậy? Câu trả lời hợp lý nhất chính là vì Tần vương Doanh Chính muốn mang theo những vinh quang của mình sang thế giới bên kia.

Sinh thời, Tần Thủy Hoàng một tay thu phục thiên hạ, nắm giữ quyền uy cùng vinh hoa tột đỉnh, nhưng lại không thể cưỡng lại vòng tuần hoàn sinh – lão – bệnh – tử của số mệnh.

Vì luyến tiếc cuộc sống nơi trần thế, nên vị vua này đã quyết định chuẩn bị cho mình mọi thứ để tiếp tục làm bá chủ ở thế giới bên kia.

Có giai thoại kể lại: phía dưới địa cung có chứa quan tài của Tần Thủy Hoàng. Quan tài của ông làm bằng vàng khối, không được đặt cố định mà được “treo” lơ lửng trong tẩm lăng.


Mô hình mô phỏng địa cung bên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng.

Mô hình mô phỏng địa cung bên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng.

 

Bên trong cung điện ngầm có hàm lượng thủy ngân cao gấp 280 lần so với bình thường.

Lý giải về hàm lượng thủy ngân cao đột biến này, các nhà khảo cổ khẳng định Tần Thủy Hoàng đã lợi dụng địa thế của lăng mộ, đưa thủy ngân vào địa cung nhờ nguồn nước của các con sông như Trường Giang, Hoàng Hà và biển lớn.

Bên trong địa lăng, quan tài được “treo” phía trên. Ngẩng đầu lên có thể dễ dàng nhìn thấy nóc cung điện được khảm bảo thạch theo hình mặt trăng, mặt trời và các vì tinh tú, trình độ vô cùng tinh xảo.

Trong “Sử ký”, Tư Mã Thiên đã từng miêu tả cách bài trí trong địa lăng của Doanh Chính: “Đem những đồ quý báu của các cung điện, của trăm quan xuống cấp đầy ở dưới.

Lại sai thợ làm máy bắn tên hễ có ai đào đến gần thì bắn ra. Sai lấy thủy ngân làm từ một trăm con sông, như Trường Giang, Hoàng Hà và biển lớn.

 

Các máy móc làm cho nước sông và biển chảy vào nhau. Ở trên có đủ thiên văn, ở dưới có đủ địa lý, lấy đầu cá nhân ngư để thắp đuốc, trù tính thế nào để cháy mãi mãi".

Công trình ngầm “bất khả xâm phạm”

Lăng mộ của Tần Thủy Hoàng vốn dĩ không được thiết kế cửa ra vào. Sau khi xây dựng xong, các công nhân cùng thợ thủ công đều bị nhốt ở bên trong đến chết.

Công trình kiến trúc này được coi là “bất khả xâm phạm” với các thông số "khủng" về chiều cao, độ dày và chiều sâu. Tường thành địa cung cao 30m, dày hơn 4m. Ngay cả rãnh thoát nước ngầm cũng được đào sâu tới 17m so với mặt đất.

Phía trên địa cung còn được gia cố bằng đất thổ hoàng dày hơn 80m. Ngoài ra, khi xây dựng tường thành địa cung, các nhân công còn phải tuân thủ gắt gao các tiêu chuẩn nhất định.

 

Đặc biệt, tứ phía xung quanh địa cung được bố trí nhiều bẫy cung, nỏ. Chỉ cần tiếp cận tường thành trong phạm vi 3 đến 4 thước, ngay lập tức hệ thống cung sẽ tự động bắn tên. Vì vậy địa cung của Tần Thủy Hoàng cho tới ngày nay vẫn là “nội bất xuất, ngọai bất nhập”.

Ly kỳ địa cung tới giờ vẫn chưa thể khai quật

Cho tới ngày nay, địa cung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng vẫn chưa được khai quật hoàn toàn vì nhiều lý do.

Muốn phá vỡ được lớp đất thổ hoàng dày 8m, các nhà khảo cổ phải dùng tới công nghệ kỹ thuật tiên tiến nhất, chi phí vô cùng tốn kém.

Nếu sử dụng các phương pháp thủ công thì không biết tới bao giờ mới “quét” hết hàng mét đất này. Đó là chưa kể rủi ro khi hàng tấn thổ hoàng trên có thể dễ dàng chôn vùi công trình địa cung phía dưới.

 

Ngay cả khi dọn được hàng tấn đất phía trên này, các nhà khảo cổ vẫn phải đối mặt với nồng độ thủy ngân trong tẩm cung cao gấp 280 lần so với bình thường.


Sau khi phát hiện đường hâm binh mã, việc khai quật địa cung đã bị dừng lại vì nhiều lý do.

Sau khi phát hiện "đường hâm binh mã", việc khai quật địa cung đã bị dừng lại vì nhiều lý do.

Thậm chí nếu việc khai quật diễn ra thuận lợi, thì công tác bảo vệ cho các hiện vật và công trình có niên đại lên tới hơn 2000 năm vẫn là cả một quá trình vô cùng khó khăn và phức tạp.

Chính vì các lý do này, mà tới ngày nay các nhà khảo cổ Trung Quốc vẫn chưa tiến hành khai quật toàn bộ khu vực địa cung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng.

Giới chuyên gia cho rằng, địa cung này nên được bảo tồn một cách nguyên vẹn nhất.

 

Đây chính là một hình thức bảo lưu truyền thống văn hóa, cũng là lưu lại một bí ẩn để hậu thế vẫn có thể tiếp tục thỏa sức tưởng tượng về công trình kiến trúc này.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm