Khám phá

Bí ẩn về hành tinh ‘sinh đôi’ với Trái Đất, nằm ngay trong Hệ Mặt Trời nhưng không phải sao Hỏa

Nhiều người cho rằng sao Hỏa là người anh em song sinh của Trái Đất chúng ta nhưng các nghiên cứu thiên văn học thì không nói vậy.

Hóa thạch gây sốc của sinh vật bất tử, sống được ở hành tinh khác / Hình ảnh như “ngoài hành tinh” của mực nang sơ sinh

Theo các nhà thiên văn học thì người anh em lưu lạc của Trái Đất là sao Kim. Lý do là bởi hai hành tinh này có kích cỡ gần giống nhau, khối lượng cũng gần giống nhau, thậm chí thành phần cũng tương tự nhau. Hơn nữa, hai hành tinh này cũng là hàng xóm của nhau.

Sao Kim là hành tinh “ác quỷ”

Nếu khí hậu ở Trái Đất có phần ôn hòa thì sao Kim lại rất nóng. Không một sinh vật nào có thể sống được ở đây. Bề mặt hành tinh được bao phủ bởi một lớp CO2 dày gấp 90 lần so với hành tinh của chúng ta, cùng với những đám mây chứa đầy acid sulphuric và một nhiệt độ trung bình lên tới 462 độ C - đủ nóng để nung chảy cả chì.

Trái Đất cũng từng nóng như sao Kim nhưng thật may là cách đây 4 tỉ năm Mặt Trời không nóng bỏng như bây giờ. Nhờ vậy mà nước trên Trái Đất có thể ngưng tụ để tạo thành mưa và hình thành các đại dương. Nhưng sao Kim vì quá gần với Mặt Trời nên không có được may mắn này.

Ảnh minh họa.

Sao Kim quay rất chậm
1 ngày trên sao Kim tương đương với 224,7 ngày ở Trái Đất. Sao Kim quay một vòng quanh Mặt Trời mất 225 ngày (so với Trái Đất là 365 ngày). Như vậy, ở sao Kim ngày và năm dài ngang nhau.

Việc nghiên cứu địa hình và đo bề mặt sao Kim đã được thực hiện bởi nhiều tàu vũ trụ của Nga và Mỹ. Các dữ liệu cho thấy hành tinh này được hình thành cách đây hơn 4 tỷ năm nhưng bề mặt lại tương đối trẻ, chỉ có 500 triệu năm. Do vậy, các nhà thiên văn học đặt ra câu hỏi phải chăng các ngọn núi lửa trên hành tinh này vẫn đang hoạt động?

Ở sao Kim, Mặt Trời mọc đằng Tây và lặn đằng Đông

Nếu như Trái Đất và các hành tinh khác quay xung quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông thì sao Kim lại quay ngược lại. Nghĩa là nó quay theo hướng từ Đông sang Tây. Như vậy, ở sao Kim Mặt Trời sẽ mọc ở hướng Tây và lặn ở hướng Đông.

Từ Trái Đất có thể thấy sao Kim lướt qua Mặt Trời

Sao Kim nằm trong số hiếm hoi các hành tinh mà chúng ta có thể quan sát được khi nó lướt qua Mặt Trời. Trái Đất là hành tinh thứ ba của hệ Mặt Trời, vì thế chúng ta chỉ có thể quan sát được sự kiện trên với hai hành tinh là Sao Thủy và Sao Kim. Sao Kim lướt qua Mặt Trời là hiện tượng rất hiếm gặp, phải hơn một thế kỷ mới lại xảy ra một cặp, tức hai lần diễn ra cách nhau khoảng 8 năm.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm