Bí ẩn về 'làng người lùn' có thật ở thế giới hiện đại
Những địa điểm nghỉ dưỡng kỳ lạ nhất trên thế giới / Bãi đá đỏ kỳ lạ được bao phủ bởi 15 ngọn núi tuyết ở độ cao 6.000m
Nằm tại một khu vực xa xôi hẻo lánh thuộc tỉnh Nam Khorasan của Iran, gần biên giới với Afghanistan, người dân sống tại làng Makhunik khiến chúng ta không khỏi tò mò về tầm vóc nhỏ trông như những người lùn.
Đến ngôi làng này, chúng ta sẽ thấy khoảng 200 ngôi nhà bằng đá và đất sét, trong đó 70-80 nhà có chiều cao đặc biệt thấp. Đó là những căn nhà cao chưa tới 2m, thiết kế cánh cửa rất hẹp tới mức người bình thường không thể đi vào mà không cúi gập người. Một trong số đó là những ngôi nhà có trần thấp chưa tới 140 cm.
Được biết, hôn nhân cận huyết, chế độ ăn uống kham khổ cùng việc uống nguồn nước nhiễm thủy ngân khiến chiều cao của người làng Makhunik thấp bé hơn nhiều so với chiều cao trung bình của người Iran.
Trong suốt nhiều thế kỷ, tổ tiên của người Makhunik sống gần như cô lập với nền văn minh thế giới hiện đại. Đất đai ở khu vực này khô cằn, hoang vắng khiến cây trồng khó phát triển, việc nuôi gia súc gia cầm cũng không hề dễ dàng. Củ cải, ngũ cốc, lúa mạch và một loại trái cây jujuba là những thứ người dân trồng được. Đồ ăn hàng ngày của họ thường là món chay đơn giản, làm từ bột ngũ cốc và củ cải. Chính chế độ ăn uống nghèo nàn như thế đã kéo theo tình trạng suy dinh dưỡng và là một trong những tác nhân đóng góp đáng kể vào sự "thiếu hụt" chiều cao của người dân Makhunik.
Mặt khác, sự cô lập cũng buộc người dân phải kết hôn với những người họ hàng gần gũi, điều đó khiến tình trạng "thoái hóa nòi giống" diễn ra phổ biến.
Tuy nhiên việc thiếu hụt chiều cao không phải là lý do duy nhất khiến người dân xây những ngôi nhà nhỏ bé. Một ngôi nhà nhỏ đồng nghĩa với việc sử dụng nguyên vật liệu xây dựng ít hơn, qua đó, giảm việc vận chuyển khối lượng vật liệu.
Tại một ngôi làng nơi gia súc khan hiếm, người làng Makhunik chỉ có thể vận chuyển bằng sức người, đi qua hàng km đường nguy hiểm. Và một lý do khác đó là, ở ngôi nhà nhỏ, giúp họ tránh bị kẻ khác dòm ngó.
Mãi đến giữa thế kỷ 20, khu vực này mới được chính phủ Iran quan tâm đầu tư xây dựng thêm hàng loạt con đường. Sự thuận tiện về giao thông đã khiến ngôi làng cổ Makhunik có điều kiện hòa nhập với thế giới.
Trẻ em ở Makhunik được tiếp cận chế độ chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng đầy đủ, phát triển khỏe mạnh và có chiều cao hơn hẳn cha mẹ chúng.
Hiện nay, trong khoảng 700 cư dân của Makhunik có hơn nửa số người đạt chỉ số về chiều cao ở mức trung bình. Họ đã rời bỏ những ngôi nhà tí hon của tổ tiên mình và chuyển vào những ngôi nhà được xây bằng gạch cao ráo, kiên cố, hiện đại hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính