Bí ẩn về những kho báu bị nguyền rủa
Hai anh em săn kho báu đào được 2 cục vàng trị giá 8 tỷ đồng / Đi rừng, nhóm sinh viên tìm ra pháo đài kho báu huyền thoại 3.200 tuổi
Hiện tượng bí ẩn quanh các kho báu không hề làm con người tránh xa chúng, mà mặt khác, lại cố gắng đi tìm và giải đáp. Dưới đây là những kho báu vô cùng bí ẩn với những lời nguyền chết chóc.
Lăng mộ độc của Tần Thủy Hoàng
Vị hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa đã chết vào tháng 9.210 trước công nguyên và được chôn cùng với hàng trăm nô lệ, tì thiếp, vàng bạc và trang sức cũng như hàng nghìn bức tượng đất nung tinh xảo đến không thể tin nổi. Khu lăng mộ lớn hơn cả Kim Tự Tháp Ai Cập to nhất.Dù có rất nhiều khu vực của lăng mộ đã được khai quật nhưng lăng thực sự chứa di hài của Đại đế chưa bao giờ được khai quật.
Lăng mộ Tần Thủy Hoàng ẩn chứa rất nhiều hiện tượng bí ẩn. Ảnh minh họa
Có những tài liệu ghi lại rằng tại phòng chứa thi hài của Đại đế có hàng nghìn bẫy xung quanh. Nếu lăng chính đó được mở ra thì khí độc sẽ khiến những người khai quật sẽ chết ngay tại chỗ. Vì vậy, trong 50 năm khám phá các nhà khảo cổ học vẫn luôn sợ hãi dò tìm vào sâu trong khu lăng.
Viên kim cương Koh-i-Noor dính lời nguyền
“Chỉ có Chúa hoặc đàn bà mới có thể đeo nó” - Lời nguyền ám vào viên kim cương nổi tiếng và lâu đời nhất thế giới Koh-i-Noor từ năm 1306. Đây là năm mà viên kim cương được mệnh danh là Minh Sơn này lần đầu tiên xuất hiện.Những dòng chữ được khắc trên viên kim cương 105 carat này đã viết: “Ai sở hữu viên kim cương này sẽ thống trị thế giới nhưng cũng sẽ gặp bất hạnh. Chỉ Chúa, hoặc một người đàn bà mới đeo được nó mà toàn mạng.” Và quả thực rất nhiều người thống trị nam giới từng sở hữu viên kim cương này cuối cùng đều chết thảm, trong đó có vị vua Ba Tư Nadir Shah bị ám sát năm 1747.
Những hiện tượng kì lạ xung quanh làm dấy lên lời nguyền về viên kim cương. Ảnh minh họa
Tháng 7 năm 1850, nữ hoàng Victoria, Anh Quốc, đã được tặng viên kim cương này và bà đã rất không thích nó tới nỗi đã đúc lại nó thành những viên kim cương nhỏ hơn. Tuy vậy, lời nguyền vẫn còn và những hậu duệ nam giới của bà không ai dám đeo hay sở hữu chúng. Giờ đây, những viên kim cương vẫn được trưng bày ở Tháp London, London, Anh Quốc.
Lời nguyền kho báu giữa trung tâm Manhattan, NewYorks
Câu chuyện rắc rối quanh co này bắt đầu vào năm 1864 khi có 4 người lính được lệnh của ông Benito Juarez tới San Francisco mang theo một số lượng lớn tiền vàng và châu báu để mua đạn dược phục vụ cuộc chiến tranh Mexico. Trên đường đi, một trong số họ đã thiệt mạng vì vậy 3 người khác đã chôn số tài sản bảo đảm an toàn. Tuy nhiên, một người có tên Diego Morena tình cờ đi ngang qua và chứng kiến cảnh ba người này chôn số tài sản lớn. Sau đó, Diego Morena đã cướp số tiền này và chuyển suống phía Nam, dừng chân tại ngọn núi trên Los Angeles mà trước kia được biết đến với cái tên Cahuenga Pass.
Nỗi lo sợ về lời nguyền và những hiện tượng kì lạ không làm người ta thôi tìm kiếm kho báu. Ảnh minh họaĐêm đó, trong khi đang nằm nghỉ trong một quán rượu địa phương, ông mơ mình sẽ chết nếu mang số tiền cướp được tới L.A.Quá hoảng loạn và sợ hãi, ông đã chôn số tài sản này. Nhưng thật không thểtin được, dù đã chôn sâu số vàng bạc châu báu, ông vẫn chết! Trước đó, ông đã kịp nói với bạn là ông Jesus Martinez nơi cất giấu số tiền đó.
Martinez đã lên đường tìm kiếm số tiền này với con trai riêng nhưng bất ngờ ông bị lên cơn đau tim và chết ngay khi đang hai người bắt đầu đào bới tìm kiếm; một thập kỷ sau, người con trai riêng của ông đã bị thiệt mạng trong vụ nổ súng tại khu vực Đông Los Angeles.Một phần nhỏ của số tài sản đã được một người chăn cừu thuộc tộc Baxco tìm thấy vào năm 1885, tuy nhiên, ông này cũng qua đời vì bị rơi xuống biển trên đường quay trở về Tây Ban Nha. Số vàng mà ông nhét đầy trong các túi cũng chìm theo xuống đáy đại dương. Năm 1939, chuyên gia dầu mỏ Henry Jones đã đào tìm số vàng này tuy nhiên vì thất bại, Jones đã tự sát trong năm đó. Nếu tính cả 4 người lính nọ thì tổng cộng đã có 9 người chết vì số vàng này.
Mỏ vàng Lost Dutchman
Được cho là mỏ vàng bí ẩn nổi tiếng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ nằm ở bang Arizona, kho báu Lost Dutchman gắn liền với tên tuổi của một công dân Đức tên là Jacob Waltz khi ông này di cư từ Đức sang Mỹ sang năm 1845.Khi Jacob cùng tham gia đoàn tìm kiếm vàng ở Arizona, ông đã khám phá ra mỏ vàng The Lost Dutchman và cố để lại những manh mối cho những người tìm vàng khác trước khi ông chết tại đây. Trải qua hàng trăm năm, rất nhiều thợ đào vàng, những người đi săn cổ vật đã đến đây để tìm kiếm kho báu mà Jacob Waltz để lại. Song không ít người đã đến mà không quay về, có lời đồn đoán rằng kho báu này đã bị nguyền rủa. Cho đến nay, người ta vẫn không ngừng kiếm tìm nó.
Căn phòng hổ phách huyền thoại
Căn phòng hổ phách lúc đầu được dựng bên trong tòa cung điện Catherine thuộc Tsarskoye Selo gần Saint Petersburg, Nga. Nó là một kiến trúc tuyệt đẹp với các vách ngăn làm từ hổ phách và vàng lá nguyên chất, những tấm gương được trang trí công phu.
Vẻ đẹp huyền ảo của phòng hổ phách là sáng tạo đầy tâm huyết của một tập thể các nghệ nhân lão luyện người Đức và Nga. Được hoàn thành vào năm 1716, căn phòng đã được mệnh danh là Kỳ Quan Thứ 8 của Nhân Loại.
Trong những năm cuối cùng của Thế Chiến II, một thời gian ngắn sau khi quân Đức Quốc xã xâm lược Liên Xô, những người phụ trách Cung điện Catherine nhận được lệnh phải di chuyển các kho báu nghệ thuật ở Leningrad, trong đó có cả việc tháo rời và di chuyển cả căn phòng hổ phách đến nơi khác.
Nhưng sau đó, Quân Đức Quốc Xã vẫn chiếm được kho báu này và đã tháo dỡ toàn bộ căn phòng để cất giữ an toàn. Sau khi căn phòng được trưng bày lần cuối năm 1943, nó đã biến mất.
Kể từ đó, những người liên quan đến căn phòng đều đã bị “nguyền rủa”. Các giám tuyển của viện bảo tàng là Alfred và vợ đều bị chết bí ẩn và thi thể của họ biến mất vĩnh viễn. Tướng Nga là Gusev, người từng có liên quan tới căn phòng cũng bị chết trong một vụ tai nạn đâm xe. Lạ lùng là, George Stein - một trong những người nổi tiếng truy lùng căn phòng này cũng bị tìm thấy chết lõa thể trong một khu rừng và bụng bị đâm chém đầy ghê rợn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo