Bí ẩn về nơi chôn cất của 'đệ nhất tham quan' Hòa Thân, 225 năm vẫn không ai tìm được tung tích
Trong Tây Du Ký, Thanh Ngưu Tinh là yêu quái phương nào mà cả Như Lai Phật Tổ và Bồ Đề Sư Tổ cũng không dám động tới / Nữ tình báo đầu tiên trong lực lượng công an: Đích thân Bác Hồ đào tạo, là nữ đoàn viên đầu tiên của Việt Nam
Hòa Thân là "đệ nhất tham quan" trong lịch sử Trung Quốc, được Càn Long vô cùng trọng dụng. Suốt cuộc đời mình, hắn đã tham ô, nhận hối lộ, vơ vét của dân không biết bao nhiêu của cải. Chính vì vậy mà sau khi vua Càn Long qua đời thì 10 ngày sau đó, hắn chính thức bị vua Gia Khánh công bố 20 tội, xử lăng trì. Nhờ được các quan đại thần và công chúa cầu xin thay nên vua Gia Khánh đã cho phép Hòa Thân tự tử tại nhà.

Cha phạm trọng tội nhưng con trai của hắn là Phong Thân Ân Đức vẫn được miễn tội nhờ thân phận là chồng của con gái vua Càn Long là Cố Luân Hòa Hiếu công chúa. Phong Thân Ân Đức lo liệu tang lễ và nơi an nghỉ cho cha vô cùng chu toàn, thế nhưng đến tận ngày nay người ta vẫn chưa thể tìm cũng như khai quật được lăng mộ của tham quan này.
Tương truyền, lăng mộ của Hòa Thân bề thế không kém gì lăng mộ của hoàng tộc, được xây dựng ở khu vực Kế Châu, (ngày nay gọi là Hòa Lăng). Vốn không thiếu tiền nên ngay từ khi còn sống, Hòa Thân đã cho xây dựng nơi an nghỉ của mình rất xa hoa. Thế nhưng sau khi xử tử hắn, vua Gia Khánh đã cho người tới Kế Châu để tra xét lăng mộ này và lấy tất cả những món đồ quý giá trong đó để mang về cung. Hòa Lăng cũng bị phá hủy từ đó.

Tuy nhiên, đến nay người ta vẫn tin rằng Hòa Lăng không thực sự là nơi chôn cất thi thể của Hòa Thân. Có nhiều giả thuyết cho rằng con trai Hòa Thân làPhong Thân Ân Đức đã bí mật chôn cất cha ở địa điểm không ai biết đến, tránh sự dòm ngó của bọn trộm mộ và kẻ thù của Hòa Thân lúc còn sống. Nơi bí mật này ngày nay được cho là ở thôn Thượng Vạn ở Phòng Sơn, cách "Hòa Lăng" khoảng 300 dặm. Người ta tìm thấy 5 ngôi mộ vô chủ, không bia ở trên một quả đồi nhỏ ở thôn Thượng Vạn có một quả núi nhỏ. Chính vì những lời đồn đại này mà khu mộ được gọi là "mộ Hòa gia" này đã bị mộ tặc "ghé thăm" trong nhiều năm. Trên thực tế thì đến nay vẫn không có manh mối hay cơ sở nào để xác định lăng mộ thực sự của Hòa Thân ở đâu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: ‘Cười đau bụng’ trước cảnh khỉ đầu chó bị rắn dọa tới mức bất tỉnh
CLIP: Hổ dữ ‘nếm trái đắng’ khi cố gắng truy sát khỉ trên cây
CLIP: Người đàn ông tay không khống chế rắn hổ mang chúa dài 3 mét
CLIP: Thấy đồng loại bị hổ cắn xé, bò tót lao lại giải cứu nhưng cái kết mới 'choáng'
CLIP: Đụng độ báo hoa mai, chó hoang châu Phi trả giá bằng cả tính mạng
CLIP: Cá sấu liều lĩnh tấn công voi và nhận cái kết ‘đắng chát’