Khám phá

Bí ẩn về tảng đá xuất hiện trong bức tranh từ thế kỉ 15, tiết lộ điều bất ngờ về thời kì đồ đá

Nhiều người cho rằng tảng đá này chính là chiếc rìu nhưng tại sao chúng lại được vẽ trong bức tranh này vẫn là 1 bí ẩn.

Yêu tinh Gấu đen xưng vương ở địa bàn của Kim Trì Trưởng Lão, tại sao Kim Trì không tìm người tiêu diệt mà lại xưng hô huynh đệ với hắn? / Ngựa vằn cũng là ngựa, tại sao không ai cưỡi? Nhà khoa học: Nó có thể đá chết một con sư tử, bạn có dám cưỡi không?

Khoảng năm 1455, một họa sĩ và nhà tiểu họa người Pháp thời trung cổ tên là Jean Fouquet đã vẽ một bức tranh được chia làm hai tấm nhỏ ghép lại, một trong số đó mô tả Thánh Stephen đang cầm một hòn đá có hình dạng kỳ lạ - thường được hiểu là biểu tượng của sự tử đạo của vị thánh bằng cách ném đá.

diptych1-800x568

Ảnh minh hoạ.

Mới đây, một phân tích của các nhà nghiên cứu từ Đại học Dartmouth và Đại học Cambridge đã kết luận rằng hòn đá được mô tả trong bức tranh vẽ Thánh Stephen rất có thể là một chiếc rìu đá cầm tay thời tiền sử, theo một bài báo gần đây được công bố trên Tạp chí Khảo cổ học Cambridge.

Ban đầu bức tranh được đặt tại Nhà thờ Collegiate Notre-Dame ở Melun, phía tây bắc nước Pháp. Bức tranh nhỏ bên trái mô tả Etienne Chevalier, người từng là thủ quỹ của Vua Charles VII, mặc một chiếc áo choàng màu đỏ thẫm khi đang quỳ gối cầu nguyện. Nhân vật bên phải anh ta là Thánh Stephen, vị thánh bảo trợ của Chevalier, trong chiếc áo choàng màu xanh đậm, tay trái cầm một cuốn sách với tảng đá lởm chởm bí ẩn nằm trên đó, trong khi cánh tay phải của anh ta quàng qua vai Chevalier. Bức tranh nhỏ bên phải mô tả Madonna đang cho Chúa Hài đồng bú.

diptych5-640x712

2 bức tranh nhỏ kết nối với nhau bằng 1 bản lề, với 1 huy chương nhỏ được cho là 1 bức chân dung thu nhỏ của Fouquet như một loại chữ ký. Đến năm 1775, Nhà thờ Collegiate cần kinh phí để trùng tu nên đã bán bức tranh vẽ, khiến bức tranh này bị chia cắt làm 3 phần. Bức tranh nhỏ bên trái hiện được đặt tại Staatliche Museen ở Berlin, trong khi bức tranh nhỏ bên phải thuộc về Bảo tàng Mỹ thuật Hoàng gia ở Antwerp, Bỉ. Về phần huy chương, nó hiện là một phần trong bộ sưu tập của bảo tàng Louvre ở Paris.

Đồng tác giả Steven Kangas, một nhà sử học nghệ thuật tại Dartmouth, từ lâu đã bị mê hoặc bởi viên đá lởm chởm ở bức tranh nhỏ bên trái vì nó trông giống như một công cụ thời tiền sử. Khi anh gặp một vài nhà nhân chủng học tại một cuộc hội thảo vào năm 2021, họ quyết định hợp tác để tìm hiểu thêm về vật thể này vì những đặc điểm độc đáo của nó dường như không phải ngẫu nhiên hay hoàn toàn do Fouquet phát minh ra.

 

diptych2-640x443

Theo các tác giả, những chiếc rìu cầm tay bằng đá Acheulean này đã tồn tại hơn 1,6 triệu năm và là một phát hiện khảo cổ phổ biến, mặc dù trước thế kỷ 17, chúng không được cho là đồ vật do con người tạo ra. Đúng hơn, nhiều thông tin lịch sử truyền miệng được ghi lại mô tả những vật thể như "đá sấm sét", vì người ta tin rằng chúng "bắn từ trên mây" bất cứ khi nào sét đánh xuống mặt đất - mặc dù ít nhất một học giả người Đức ở thế kỷ 16, Georgius Agricola, đã bác bỏ niềm tin phổ biến này. Theo Kangas và cộng sự, một học giả khác ở thế kỷ 16 tên là Mercati đã ghi nhận sự giống nhau đáng kinh ngạc của những viên đá sét với đầu mũi tên được mang về từ châu Mỹ, nhưng quan sát của ông chỉ được công bố hơn 100 năm sau khi học giả này qua đời.

Vì vậy, nếu vật thể hiện trong bức tranh vẽ của Fouquet là một chiếc rìu cầm tay Acheulean, thì điều đó cho thấy những chiếc rìu này đã xuất hiện từ giữa thế kỉ 15, sớm hơn 2 thế kỷ trước khi có bằng chứng minh họa và viết rõ nhất về các vật thể này. Các tác giả viết: “Với hiểu biết rằng các tác phẩm nghệ thuật không phải là bản sao chính xác của hiện thực, sẽ rất khó, nếu không nói là không thể, xác định một cách thuyết phục liệu một chiếc rìu cầm tay có được thể hiện trong bức tranh thế kỷ 15 này hay không”. “Tuy nhiên, chúng tôi có thể củng cố thêm suy luận rằng một chiếc rìu cầm tay được mô tả.”

diptych4-640x466

Họ bắt đầu xem xét kỹ hơn hình dạng, màu sắc và một số dấu hiệu nhất định của vật thể mà họ tin rằng có thể là chiếc dìu cầm tay. Và thật bất ngờ, họ phát hiện Fouquet và những người đồng hương của ông ở miền bắc nước Pháp thời trung cổ đã tình cờ bắt gặp những chiếc rìu cầm tay Acheulean được khai quật ở các mỏ đá hoặc trên cánh đồng; tu viện và các khu định cư được xây dựng trên các địa điểm cổ xưa, ngay cả khi họ không công nhận chúng vào thời điểm đó. Khu vực này nằm gần nền đá phấn nên có lẽ những người chế tạo công cụ thời kỳ đồ đá đã có thể sử dụng đá lửa.

 

Tại sao Fouquet chọn miêu tả một chiếc rìu cầm tay thời đồ đá vẫn còn là một bí ẩn, nhưng các tác giả đưa ra ba lý thuyết suy đoán. Có lẽ những đồ vật như vậy là phổ biến và quen thuộc với người bảo trợ của ông, Chevalier, cũng như được sử dụng rộng rãi bởi người dân ở miền bắc nước Pháp. Ngoài ra, những đồ vật như vậy có thể rất hiếm và chỉ dành riêng cho tầng lớp thượng lưu, trong trường hợp này, có thể Chevalier là một người đàn ông có học thức và có tầm quan trọng trong xã hội lúc bấy giờ. Hoặc có lẽ nó có ý nghĩa tôn giáo hoặc văn hóa cụ thể mà các học giả chưa biết đến.

- Video: Khám phá sự hùng vĩ của kim tự tháp Giza. Nguồn: Drone Snap.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm