Bí ẩn về vụ tai nạn tàu ngầm hạt nhân Mỹ
Tàu ngầm lặn thế nào, sao phóng ngư lôi lại không bị nước tràn vào? / CIA lên kế hoạch “trộm” tàu ngầm Liên Xô thế nào?
Ngày 11 tháng 1 các phương tiện truyền thông Mỹ chỉ biết tin tức ngắn gọn do Lầu Năm Góc giải thích về sự cố này là tàu ngầm San Francisco đã đâm vào rạn san hô ở dưới đáy Thái Bình Dương, nó bị nát phần đầu và đã được đưa về Guam an toàn. Theo các chuyên gia quân sự thì tai nạn của tàu ngầm San Francisco là không bình thường và họ đã đưa ra những sự phỏng đoán khác nhau. Tuy nhiên nguyên nhân sự thật thì chỉ có một và tin rằng thời gian sẽ làm sáng tỏ vấn đề này.
Tàu ngầm tấn công San Francisco chạy bằng năng lượng hạt nhân thứ ba của lớp Los Angeles được đưa vào hoạt động vào đầu năm 1981. Tổng cộng có 62 tàu ngầm hạt nhân lớp Los Angeles đã được chế tạo. Đến nay mặc dù đã có hơn một nửa số tàu loại này đã được nghỉ hưu nhưng các tàu ngầm tấn công lớp Los Angeles vẫn là lực lượng tấn công dưới nước chủ lực của hải quân Hoa Kỳ.
Năm 2005, tàu ngầm hạt nhân San Francisco đang hoạt động là tàu ngầm tấn công tương đối tiên tiến ở thời điểm đó.Tàu ngầm San Francisco có lượng giãn nước là 6.145 tấn, tổng chiều dài 110,3 mét, chiều rộng 10 mét và chiều mớm nước là 9,7 mét. Tàu được trang bị một lò phản ứng hạt nhân S6G, vũ khí chủ yếu là ngư lôi 533m và ngư lôi mặt nước MK48. Sĩ quan và thủy thủ trên tàu là một đội ngũ thành thạo và có kinh nghiệm gồm 12 sĩ quan và 115 binh sĩ.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công San Francisco. |
Ngày mùng 7 tháng 1 năm 2005, tàu ngầm hạt nhân tấn công San Francisco từ Guam lên đường đến cảng Brisbane của Australia. Tàu chạy với tốc độ 35 hải lý (khoảng 64 km/h ) ở độ sâu 160m đến Australia viếng thăm theo thường lệ.
Vào khoảng lúc rạng sáng ngày mùng 8 khi tàu đến khu vực biển cách Guam khoảng 560 km về phía nam thì bất ngờ va chạm dữ dội với “một vật thể bí mật”. Vụ tai nạn đã làm con tàu khổng lồ với lượng giãn nước gần 7.000 tấn giảm tốc độ đột ngột từ 35 hải lý xuống chỉ còn 5 hải lý. Quán tính cực lớn đã ném mạnh toàn bộ thủy thủ trên tàu về phía trước làm cho 98 sĩ quan và binh sĩ vì va chạm mà bị thương, có 23 người bị thương nặng và một binh sĩ sau đó đã bị chết.
Sau khi bị tai nạn, tàu San Francisco vội vàng nổi lên mặt nước.
Tuy tác động của vụ va chạm là vô cùng lớn làm cho hệ thống do thám sonar của tàu bị hư hại nghiêm trọng và toàn bộ phần đầu của tàu ngầm hạt nhân bị vỡ nát nhưng lớp vỏ bảo vệ bên trong của tàu ngầm vẫn nguyên vẹn nên lò phản ứng không hề bị tổn thương và không phát sinh ra sự cố gì nguy hiểm. Một sĩ quan trên tàu cho biết nếu lớp vỏ bảo vệ bên trong bị hư hại thì áp lực nước ở độ sâu 160 m sẽ bóp vỡ tàu ngầm và không ai có thể sống sót được. Đây là một vụ tai nạn tàu ngầm rất nghiêm trọng đã gây ra thương vong cho đoàn thủy thủ và gây thiệt hại lớn cho tàu ngầm.
Trong ngày mùng 10 cuối cùng thì tàu ngầm hạt nhân San Francisco được các tàu chiến hộ tống đã quay trở lại được cảng ở quần đảo Guam, 23 sĩ quan và binh sĩ bị thương nặng được đưa ngay đến bệnh viện điều trị. Theo các quan chức quân đội Mỹ ở Guam thì tình hình của những người bị thương là không hề nhẹ: “Có người bị gãy xương, có người bị chấn thương não và có một số người bị chấn thương nặng về cột sống”.
Hạm đội Thái Bình Dương và Lầu Năm Góc rất kín tiếng về nguyên nhân vụ tai nạn và cũng rất ít nói về vụ tại nạn này, họ chỉ thông báo rằng tàu ngầm San Francisco đâm trực diện vào rạn san hô ngầm dưới biển khi đang di chuyển với tốc độ cao.
Tàu San Francisco được kéo lên ụ tàu để sửa chữa. |
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết, vụ tai nạn đã làm hệ thống thăm dò sonar bị ngập nước. Trước mắt thuyền trưởng Kevin Mooney chỉ huy tàu vẫn đang bị điều tra, nếu điều tra viên xác nhận rằng vụ tai nạn là hoàn toàn có thể tránh được thì thuyền trưởng Mooney sẽ bị cách chức.
Theo tờ báo Pravda của Nga, vụ tai nạn tàu ngầm hạt nhân của Mỹ đâm vào núi ngầm ở vùng biển gần đảo Guam rất giống với thảm kịch tàu ngầm hạt nhân Kursk của Nga năm 2000. Vụ tai nạn tàu ngầm Kursk đã làm hơn 100 binh sĩ Nga thiệt mạng nhưng lần này thì người Mỹ may mắn hơn, chỉ có một người chết trong vụ tai nạn.
Trước đó, có quan chức hải quân Mỹ dẫn lời viên chỉ huy tàu ngầm San Francisco nói rằng vụ va chạm của tàu với rạn san hô ngầm là do rạn san hô này không được đánh dấu trong bản đồ hàng hải và tàu ngầm San Francisco đã không phát hiện ra nó nên mới xảy ra tai nạn.
Điều này có vẻ hơi khác với cách nói của các quan chức của Lầu Năm Góc. Các quan chức Lầu Năm Góc nói rằng tuyến đường tàu ngầm từ căn cứ ở Guam đến Australia đã có một biểu đồ hoàn chỉnh và nhiều tàu ngầm Mỹ đã đi đến Australia theo lộ trình này, họ cũng nói rằng chỉ cần các tàu ngầm cứ theo lộ trình đã hướng dẫn thì sẽ không bao giờ xảy ra tai nạn.
Tàu San Francisco sau tai nạn được đưa về cảng. |
Nếu cách giải thích này là đúng thì từ một khía cạnh khác người ta cho rằng tàu ngầm tấn công San Francisco đã không đi theo tuyến đường an toàn mà đã nó đi theo con đường mới chưa được thăm dò. Trước mắt quân đội Mỹ chưa công bố tuyến đường mà tàu ngầm San Francisco đã gặp nạn nhưng các nhà quan sát quốc tế và các nhà quân sự cho rằng rất có khả năng quân đội Mỹ trong khi khám phá một tuyến đường mới cho tàu ngầm ở Thái Bình Dương nên đã để xảy ra tai nạn.
Cũng có một suy đoán khác là những trận động đất gần đây ở Ấn Độ Dương đã gây ra những thay đổi lớn về địa hình đáy biển của Thái Bình Dương và tuyến đường đã quen thuộc của tàu ngầm San Francisco đột nhiên trở thành con đường chết chóc.
Các chuyên gia Nga đã đưa ra những suy đoán táo bạo về nguyên nhân thực sự của vụ tai nạn, họ cho rằng không phải tàu ngầm San Francisco đâm vào núi?
Suy đoán 1: Tàu San Francisco đã va chạm với một tàu ngầm khác. Có chuyên gia Nga cho rằng theo thông lệ của quân đội Mỹ một khi tai nạn lớn xảy ra quân đội Mỹ thường cố gắng giải quyết vấn đề một cách êm thấm để giữ bí mật và để giữ thể diện cho quân đội Mỹ nhưng vì lần này do va chạm với một tàu ngầm nên rất khó giữ được bí mật và bắt buộc phải đổ lỗi là tàu đâm vào rạn san hô.
Suy đoán 2: Trước khi đi thăm Australia, tàu ngầm tấn công San Francisco đã tiến hành bí mật thử nghiệm một hệ thống vũ khí mới nhưng cuộc thử nghiệm đã thất bại.
Tàu San Francisco khi đang được sửa chữa. |
Theo thống kê chưa đầy đủ, từ khi chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên trên thế giới Nautilus ra đời vào ngày 21 tháng 1 năm 1954 cho đến năm 2001 chỉ xảy 15 vụ va chạm xảy ra giữa tàu ngầm hạt nhân với tàu ngầm hạt nhân và với các tàu khác hoặc với rạn san hô dưới đáy biển. Trong đó Mỹ phá kỷ lục là 13 vụ, so với Nga là nước cũng có số lượng tàu ngầm hạt nhân tương tự thì vì sao tần suất số lần va chạm của tàu ngầm hạt nhân Mỹ lại cao như vậy?
Các chuyên gia cho rằng so với Nga, tàu ngầm Mỹ có rất nhiều chuyến đi biển hoặc tham gia tập trận quân sự nên tần suất xảy ra tai nạn sẽ tăng hơn. Mặt khác căn cứ vào quan điểm quân sự của quân đội Mỹ thì sự uy hiếp chủ yếu đối với tàu ngầm hạt nhân là từ trên biển nên sẽ chú ý nhiều hơn đến mục tiêu trên biển dẫn đến khả năng ứng phó với các tai nạn xảy ra ở dưới nước là chưa hoàn chỉnh.
Các chuyên gia quân sự còn phân tích rằng tuyến đường từ quần đảo Guam đến cảng Brisbane của Australia theo lộ trình thông thường là đi về hướng nam hơi chếch đông mà căn cứ vào vị trí tàu San Francisco khi đâm vào rạn san hô thì thấy nó đã đi chệch hướng nghiêm trọng cho nên chuyến đi này của nó cũng là chuyến đi bí ẩn.
Các chuyên gia quân sự còn nói rằng khi tàu ngầm quân sự đi thăm viếng hoặc đi tuần tra theo quy định của quân đội Mỹ phải duy trì ở tốc độ “im lặng” dưới 18 hải lý hoặc thậm chí dưới 14 hải lý để đảm bảo không bị lộ.
Khi thời điểm tàu San Francisco đâm vào rạn san hô tốc độ đang là 35 hải lý, đây là tốc độ gần đạt tốc độ giới hạn của tàu ngầm lớp Los Angeles. Theo lý thuyết, tốc độ của tàu ngầm San Francisco là khoảng 38 hải lý nhưng hầu như không thuyền trưởng nào dám cho chạy đến tốc độ này vì như vậy là đùa với tử thần. Nếu tàu ngầm hạt nhân chạy với tốc độ 35 hải lý là mà đâm trực diện vào núi thì không có cơ hội sống sót.
Trong trường hợp gây ra tổn thất lớn như vậy, thuyền trưởng và các sĩ quan chính trên tàu phải bị truy cứu trách nhiệm nhưng có điều không thể hiểu được là sau đó thuyền trưởng và những người có trách nhiệm khác đều được tặng huân chương và thăng chức.
Sau vụ tai nạn tàu ngầm San Francisco được đưa vào nhà máy đóng tàu Puget của hải quân để sửa chữa. Phần mũi tàu đã được thay thế bằng phần mũi của một tàu ngầm hạt nhân khác đã nghỉ hưu, công việc sửa chữa từ tháng 12 năm 2006 và được hoàn thành vào tháng 10 năm 2009, tiêu tốn mất 79 triệu đôla.
Tàu ngầm San Francisco đã trở thành một “chiếc tàu kỷ niệm chiến công” của hải quân Mỹ và được nghỉ hưu vào năm 2016 sau đó bị tháo dỡ mà không như các tàu ngầm hạt nhân khác được nghỉ hưu ở Los Angeles. Có thể thấy rằng vụ tai nạn lớn này đã trở thành một trong những vinh dự của Hải quân Hoa Kỳ và nó chứng minh rằng vụ tai nạn này là không bình thường!
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Sư tử đực nổi điên, lao tới cắn xé xe ô tô khiến du khách hoảng hồn
Những 'dị thú' từng xuất hiện ở Việt Nam, con vật cuối cùng ai nhìn cũng ám ảnh
CLIP: Bị cầy mangut 'đánh úp' từ phía sau, rắn hổ mang chưa kịp phản ứng đã bị kẻ đi săn lôi đi xềnh xệch
CLIP: 'Nghẹt thở' trước màn truy sát báo săn để giải cứu con nhỏ của linh dương đầu bò
CLIP: Trâu rừng dũng cảm húc tung sư tử để giải cứu đồng loại và cái kết ít ai đoán được
CLIP: Đi săn trâu rừng, sư tử bị con mồi hành cho nhừ tử