Bí ẩn vị tướng cổ đại Trung Hoa mưu lược không kém gì Khổng Minh nhưng tàn ác gấp vạn lần Tào Tháo
Chiếc bình mà Từ Hi Thái hậu từng được đại thần tặng được đấu giá, chốt hạ mức 7 triệu USD / Kì tài bí ẩn nhất thời Tam Quốc, mới 17 tuổi đã khiến Tào Tháo khiếp sợ, phải ra tay thủ tiêu
Nhiều người vẫn nghĩ rằng những trận đánh kinh điển nhất hầu hết đều thuộc về thời Tam Quốc. Tuy nhiên thực tế đã được hư cấu khá nhiều trong tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung. Chính sự nổi tiếng của tác phẩm này mà nhiều người có cái nhìn chưa chính xác về lịch sử và bỏ quên khá nhiều nhân vật lỗi lạc. Một trong số đó phải kể đến "Bạch Khởi" hay còn được dân gian nhắc tới bởi danh hiệu "Nhân Đồ".
Bạch Khởi là nhân vật đặt nền móng cho nhà Tần sau này thống nhất Trung Quốc.
Bạch Khởi làm việc cho nước Tần thời Chiến Quốc và được xem là 1 trong 4 nhà cầm quân tài ba nhất thời kì này bên cạnh Vương Tiễn, Liêm Pha và Lý Mục. Khởi chỉ huy quân đội Tần hơn 30 năm, nhiều lần đánh bại Tam Tấn (tức 3 nước Hàn, Triệu, Nguỵ lân bang Tần) và Sở, đỉnh điểm là trận Trường Bình, tại đây Khởi đồ sát 45 vạn quân Triệu đầu hàng. Những thắng lợi quân sự của Bạch Khởi đã đặt nền tảng cho việc thống nhất Trung Nguyên, công cuộc được hoàn tất vào thời Tần Thuỷ Hoàng.
Chiến công của Bạch Khởi được xây dựng trên những trận chiến tàn sát không thương tiếc cả dân thường lẫn quân lính địch
Sinh thời Khởi được phong tước Vũ An Quân, giữ chức Đại Lương Tạo, chức quan coi hết việc quân của nước Tần. Do Bạch Khởi tàn sát nhiều người nên dân gian gọi là "Nhân Đồ". Năm 260 TCN đang trên đà chiến thắng, Bạch Khởi dẫn quân tấn công nước Triệu nhưng vì lời gièm pha của thừa tướng Phạm Thư lại bị bắt lui quân, cuối cùng bị ép tự xử ở Hàm Dương, âu cũng là quả báo cho việc thảm sát 45 vạn quân Triệu đầu hàng trong đêm.
Cái chết của Bạch Khởi được dân gian cho rằng đó là quả báo khi lạm sát người trong chiến tranh
Lịch sử chính là sự chân thực đến trần trụi và khốc liệt như thế: 37 năm cầm quân đánh Đông dẹp Bắc mang về bao chiến công hiển hách, chém đầu hơn 200 vạn người, hạ hơn 73 thành của chư hầu, mở rộng hơn trăm dặm đất đai cho nhà Tần, làm suy yếu Tam Tấn khởi đầu cho việc thống nhất Trung Nguyên cuối cùng lại chết vì bị ép tự xử do lệnh của vua Tần Chiêu Tương Vương. Bạch Khởi cũng vì thế dần trở thành một cái tên chìm dần trong lịch sử, ít được nhắc đến trong các ấn phẩm văn hoá đại chúng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ