Bí ẩn vụ mất tích bức tượng thần Mặt trời ở đảo Rhodes
Đảo Rhodes được xem là một trong những nơi khởi nguồn của nền văn minh Hy Lạp cổ đại. Trong truyền thuyết, thần thoại, ở thời kỳ cổ đại xa xưa, sau khi kết thúc cuộc chiến tranh giành ngôi vị giữa các vị thần Hy Lạp, thần Zeus trở thành chúa tể của các vị thần. Thần Zeus bèn phân lãnh địa cho các vị thần khác nhưng quên phân lãnh địa cho thần Mặt trời Apollon - người đã tìm ra thiên cung. Đến khi thần Apollon quay về, thần Zeus ban cho thần Apollon một tảng đá nằm sâu dưới biển Égeé. Tảng đá vui vẻ nhô lên mặt biển đón thần Mặt trời đến cư trú.
Thần Apollon rất hài lòng về lãnh địa mình được phân, thần đã dùng tên con gái Rhodes (con gái của nữ thần Tình yêu) đặt tên cho đảo. Ba người con trai của thần Mặt trời Apollon là Caminos, Maunosos, Limgos cũng được phong trên đảo này và mỗi ngày đều tự xây dựng vương quốc của riêng mình. Cuộc sống trên đảo Rhodes rất phồn vinh sung túc, đã thu hút các nước lớn như Athènes, Sparta, Macedonia, Ba Tư, La Mã lần lượt xâm lược phá hoại nhiều thành trì. Đến năm 227 trước Công nguyên, các thành phố trên đảo Rhodes một lần nữa bị trận động đất rất mạnh phá hủy.
Ba thành trì khác trên đảo sau khi bị động đất phá hủy không được xây dựng lại mà chỉ dựng lên những làng mạc tiêu điều gần đó nên vẫn bảo tồn được những nền tường trụ đá. Chỉ có thành Rhodes - nơi cứ trú của thần Mặt trời Apollon gần như được xây dựng lại và mở rộng nên không nhìn thấy dấu vết của vụ động đất phá hủy thành năm xưa. Ở đây chỉ thấy được những nét phồn hoa hiếm có xưa kia của thành phố này qua nhiều vặn vật khai quật dược như bức tường đá cẩm thạch, đầu tượng thần Apollon được tạc vào thế kỷ II và bức tượng khỏa thân nữ thần Tình yêu Aphrodite được tạc vào thế kỷ I. Nhưng bức tượng đồng vị thần Apollon được xem là "Đại kỳ tích thứ 7 của thế giới" thì không biết bị mất tích từ lúc nào.
Quá trình đúc tượng thần Mặt trời được diễn ra khoảng thế kỷ V trước Công nguyên. Khi người Ba Tư xâm lược đảo Rhodes, toàn bộ cư dân trên đảo rút về bảo vệ thành Limgos nằm đầu mũi phía Đông của đảo. Cuối cùng họ đã đánh lui được cuộc tiến công của người Ba Tư. Sau khi đánh thắng quân xâm lược Ba Tư, người ta đã đem toàn bộ số vũ khí giặc bỏ lại nung thành sắt. Nhà điêu khắc Litas đã đúc bức tượng đồng thần Mặt trời Apollon và đặt ở bến cảng hùng trấn lãnh hải. Bên cạnh đó nhà triết học La Mã cùng thời với thần Apollon tên là Antipot cũng được xem là "Đại kỳ tích thứ 7 của thế giới".
Trong trận động đất mạnh cách đây hơn 2.200 năm, bước tượng lớn thần Mặt trời đã bị sụp đổ. Có người nó, bức tượng đổ không thể đúc lại được và và thế kỷ VII đã bị nung đúc thành các loai khí giới khác. Nhưng có người lại nói bức tượng đồng đã bị mất trộm, bọn hải tặc đã bị chìm thuyền khi gặp bão trên biển. Bây giờ hậu thế chỉ có thể tưởng tượng mô hình bức tượng qua những lời ghi chép tóm tắt trong sử sách mà thôi. Bức tượng nữ thần Tự do ở New York (Mỹ) được đúc trên cơ sở liên tưởng mô hình tượng thần Mặt trời với tư thế tay cầm bó đuốc, đầu đội vương miện, tỏa ánh hào quang như ánh Mặt trời.
Theo H.T/Dân Việt
loading...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vị đại tướng đốt toàn bộ bản kiểm điểm của các cán bộ, là huyền thoại được đích thân Bác Hồ đặt bí danh
Profile khủng của sĩ quan Công an Việt Nam đầu tiên làm Chánh Văn phòng cố vấn Cảnh sát LHQ ở New York
Tiết lộ 1 nơi ở Trung Quốc, nơi 'vàng' mọc trên cây
CLIP: Bị 3 con báo săn bao vây, linh dương nổi điên húc thủng bụng kẻ đi săn, thành công thoát thân
Khám phá loài động vật có khả năng đi lộn ngược 180 độ trên cây, hạ gục con mồi bằng chiêu tuyệt đỉnh
Nổi tiếng đa nghi, tại sao Tào Tháo lại đặt trọn niềm tin vào Hạ Hầu Đôn?