Khám phá

Bí ẩn vụ mất tích MH370: Máy bay đã hạ cánh an toàn trên mặt nước?

Theo tờ Daily Express, các chuyên gia cho rằng máy bay MH370 đã bay qua vùng biển Ấn Độ Dương trong nhiều giờ sau khi biến mất nhưng chắc chắn máy bay đã hạ cánh an toàn trên mặt nước chứ không lao thẳng xuống biển. Tuy nhiên, tất cả đều là giả thuyết, lý do thực sự khiến MH370 mất tích vẫn còn là bí ẩn.

Bí ẩn căn cứ nghi người ngoài hành tinh trú ngụ có thể giải thích MH370 mất tích? / Lời tiên tri cuối cùng của Vanga về cô con gái bị mất tích của nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng

Phép màu trong thực tại

Chuyến bay MH370 của hãng Hàng không Malaysia Airlines mất tích hôm 8/3/2014 khi đang bay từ Kuala Lumpur (Malaysia) tới Bắc Kinh (Trung Quốc) chở theo 239 hành khách. Một cuộc điều tra chính thức kết luận rằng máy bay khi bay qua biển Ấn Độ Dương thì hết nhiên liệu và lao xuống biển.

Tuy nhiên, đã có 1 giả thuyết khác được đưa ra, đó là máy bay đã không lao xuống mà hạ cánh an toàn trên mặt nước. Ông David Gleave – một chuyên gia hàng không của đại học Loughborough nhận định: “Bằng kinh nghiệm thực tế, việc máy bay hạ cánh trong điều kiện này là rất có thể”. Các máy bay dân dụng thế hệ mới đều được thiết kế để có thể hạ cánh an toàn và thả trôi trên mặt nước.

ảnh 1

Chiếc máy bay của hàng không Mỹ hạ cánh khẩn cấp thành công trên mặt sông Hudson sau khi gặp sự cố về động cơ

Ông David Gleave đã viện dẫn đến vụ việc hạ cánh an toàn của 1 máy bay dân dụng trên sông Hudson của Mỹ vào năm 2009.

Chuyến bay 1549 xuất phát từ sân bay LaGuardia của thành phố New York năm đó đã đâm vào 1 đàn chim khiến động cơ bị hỏng. Các phi công đã có hành động rất kịp thời nhằm ứng phó với sự cố động cơ, lướt máy bay và hạ cánh trên sông Hudson. Toàn bộ 155 người trên khoang máy bay đã được cứu thành công mà không có bất cứ thương vong nào. Sự kiện này đã gây chấn động toàn thế giới và được lịch sử hàng không thế giới ghi nhận là “phép màu trên sông Hudson”

ảnh 2

"Phép màu trên sông Hudson" đã cứu sống 155 sinh mạng

Chuyên gia David Gleave nhắc tới sự cố này nhằm nhấn mạnh rằng các máy bay hoàn toàn có thể hạ cánh an toàn trong những trường hợp khẩn cấp. Và rằng, nếu MH370 gặp sự cố kỹ thuật trong khi bay qua Ấn Độ Dương, thì phi hành đoàn hoàn toàn có thể hạ máy bay xuống mặt biển.

 

Ẩn số dưới lòng đại dương

Giả thiết nếu máy bay bị không tặc, và chúng muốn máy bay hoàn toàn biến mất, thì sẽ buộc phải lao máy bay xuống biển bởi nếu máy bay nổi trên mặt nước, lực lượng cứu hộ sẽ nhanh chóng tiếp cận.

Ông Greave giải thích thêm: “Nếu muốn không ai tìm thấy máy bay thì phải lao máy bay theo cách đảm bảo nó sẽ chìm hoàn toàn”.

Các đội tìm kiếm đã tìm thấy 3 mảnh vỡ máy bay được khẳng định là của MH370 trên các bãi biển ở Ấn Độ Dương và phía Tây châu Phi. Phân tích các mảnh vỡ được tìm thấy ở đảo Reunion hồi tháng 7/2015 cho thấy dường như máy bay không có dấu hiệu trôi trên biển.

Tuy nhiên ông David Gleave không bất ngờ về kết quả phân tích này. Ông cho rằng một khi đã có chủ ý, người ta hoàn toàn có thể dựng được hiện trường này.

 

Các chuyên gia cũng cho rằng nếu lao xuống biển từ độ cao hàng chục km, máy bay sẽ vỡ tan thành từng mảnh, và dấu vết để lại là hàng nghìn mảnh vỡ trôi nổi trên mặt biển.

Vì không có mảnh vỡ trôi nổi nào được phát hiện, nghi vấn đặt ra, không tặc đã phải lướt chiếc máy bay trong một khoảng cách phù hợp trước khi quyết định cho máy bay rơi. Điều này có nghĩa là sau khi hết nhiên liệu, những tên không tặc đã điều khiển lướt máy bay cẩn thận mà không sử dụng động cơ, cho đến khi đạt độ cao thích hợp để đâm xuống biển, khiến nhiệm vụ tìm kiếm rất khó khăn.

ảnh 3

Lý do thực sự khiến MH370 mất tích vẫn còn là bí ẩn

Nhà tư vấn hàng không Alastair Rosenschein cho biết: Máy bay có thể ở bất cứ nơi nào trong bán kính 120 dặm, nơi nó hết nhiên liệu và tạo ra một khu vực tìm kiếm cực kỳ lớn, ngay cả khi biết điểm dừng của chuyến bay.

 

Tuy nhiên, đây chỉ là 1 trong vô vàn giả thuyết về sự mất tích của máy bay MH370 được đưa ra trong những năm qua. Bí ẩn về sự mất tích của chuyến bay định mệnh MH370 vẫn chưa có lời giải đáp.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm