Khám phá

Bí ẩn vùng đất có loại đá biết 'dậy thì', tự lớn lên và di chuyển sau trận mưa

Bí ẩn về loại đá có khả năng lớn lên và di chuyển sau mỗi trận mưa vẫn là câu hỏi lớn thách thức các nhà khoa học trên thế giới.

Lên Gia Lai ngắm vẻ đẹp của vùng đất cao nguyên / Bí ẩn vùng đất của bầy hổ mang chúa khổng lồ

Costesti là một thị trấn nhỏ thuộc đất nướcRomania, nơi đây nổi tiếng với những cấu trúc địa chất vô cùng khó hiểu và vô lý, tiêu biểu trong số đó là hiện tượng những viên đá có hình khối tròn, trông như củ khoai nhô lên khỏi mặt đất, với nhiều kích thước to nhỏ khác nhau, được gọi là trovant.

Đátrovant bắt đầu thu hút sự chú ý của người dân địa phương sau khi người ta phát hiện ra rằng những viên đá tưởng chừng "vô tri vô giác" này dường như ẩn chứa sự sống bên trong, thậm chí còn có chất lỏng chảy từ bên trong ra. Người ta nói rằng đátrovant có thể lớn lên và tự di chuyển, đặc biệt là sau những trận mưa lớn, chẳng khác nào một sinh vật sống.

Đátrovant có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, một số chỉ nhỏ khoảng 4-7 cm, có thể nằm gọn trong bàn tay bạn, thế nhưng một số lại có kích thước khổng lồ, có thể cao tới 4,5 m. Ngoài thị trấnCostesti, các nhà khoa học còn tìm thấy một số đá trovant ở khoảng 20 địa điểm khác nhau trên khắp Romania. Từ trovant ở đây có nghĩa là "cát xi măng".

Florin Stoican, người quản lý Vườn Quốc gia Buila-Vanturarita, cho biết đá trovant là một dạng bê tông hóa các hạt cát trầm tích hoặc đá liên kết với nhau bằng xi măng đá vôi (canxi cacbonat), một số được làm từ sa thạch, một số khác là sỏi. Theo thuật ngữ địa chất,chúng được làm từ đá mài và đá kết tụ.

Theo một số nhà khoa học, đátrovant được hình thành từ các trận động đất xảy ra trên Trái đất cách đây khoảng 6 triệu năm. Họ nhận thấy cấu trúc của đátrovant tương tự cấu trúc của nền cát ở các vùng lân cận. Họ tin rằng những hòn đátrovant được tạo rado các chấn động xảy ra bất thường với cường độ rất lớn và kéo dài trong thời gian dài.Sóng xung kích phát ra từ trái đất nén chặt các cặn cát và cô đặc bê tông đá vôi để tạo hình dạng tròn trồi lên của đá trovant. Theo thời gian, các nguyên tố này đã làm mòn đi lớp sa thạch lỏng lẻo xung quanh chúng, để lộ ra những lớp đá dày đặc hơn. Các nhà khoa học cho rằng đá trovant còn xuất hiện trước cả con người.

Những viên đá trovant thường có hình bầu hoặc hơi tròn, bề ngoài sần sùi hoặc lỗ chỗ, nếu xẻ đôi có thể có hình dạng giống như thân cây.

Có những tin đồn nói rằng cứ sau những trận mưa lớn, đá trovant sẽ lớn lên, thậm chí là di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Sau một thời gian nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm ra một phầncâu trả lời cho bí ẩn này.

Đá trovant chính là kết quả của hiện tượng địa chất có tên gọi kết hạch sa thạch. Mỗi tảng bao gồm lõi đá và lớp vỏ cát bên ngoài. Khối đá trovant có thể cấu thành từ một hoặc nhiều tảng. Xẻ thử tảng đá, mặt trong có những vòng hình tròn hoặc elip tương tự vòng cây.

Chất gắn kết trong tảng đá thường là hợp chất chứa carbonate. Đá trovant được hình thành từ hàng chục triệu năm trước sau các vụ động đất. Khi tiếp xúc với mưa lớn, xi măng đá vôi (canxi cacbonat) của chúng có thể bị chảy đi và dần dần hình thành chu vi bên ngoài của đá theo thời gian, nhiều tài liệu cho rằng quá trình phát triển chỉ xảy ra ở khoảng 4-5 cm trong hơn 1.200 năm, có nghĩa là con người không thể nhận thấy sự "lớn lên" của chúng.

Về việc đá trovant có thể tự di chuyển, các nhà khoa học hiện vẫn đau đầu về hiện tượng này và chưa đưa ra được lời lý giải hợp lý. Hiện tại, vùng đất chứa nhiều đá trovant ở thị trấnCostesti đã được xây dựng thành công viên quốc gia, được UNESCO công nhận là khu vực cần được bảo tồn.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm